您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【ngoại hạng tối nay】Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội cho thị trường tài chính Việt Nam

Empire7772025-01-10 18:16:06【Thể thao】5人已围观

简介Toàn cảnh buổi hội thảoBên lề hội thảo, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Thị Thùy Vâ ngoại hạng tối nay

trang 6

Toàn cảnh buổi hội thảo

Bên lề hội thảo,ộinhậpCộngđồngkinhtếASEANCơhộichothịtrườngtàichínhViệngoại hạng tối nay phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Thị Thùy Vân, Trưởng ban Thị trường Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính về vấn đề trên.

PV: Xin bà cho biết việc thực hiện các cam kết tự do hóa thị trường tài chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đem đến những cơ hội và thách thức như thế nào đối với Việt Nam?

TS. Lê Thị Thùy Vân: Hội nhập AEC mang lại nhiều cơ hội cho thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi cơ hội cũng đi kèm với thách thức. Thứ nhất, hội nhập tài chính AEC sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán Việt Nam mở rộng thị phần, tham gia nhiều hơn vào các thị trường khu vực. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là các ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp (DN) bảo hiểm làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu của các nước này để được thành lập các hiện diện thương mại, cung ứng dịch vụ xuyên biên giới ở thị trường các nước trong AEC.

Thứ hai, việc xóa bỏ rào cản và sự khác biệt giữa các quốc gia trong khối AEC sẽ tạo ra thị trường bình đẳng cho các công ty trong nước và nước ngoài, tăng cường thu hút vốn nước ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn trong nước. Vấn đề đặt ra là chính sách quản lý dòng vốn, chính sách thận trọng vĩ mô cần được chú trọng đúng mức để có thể ngăn ngừa được những bất ổn kinh tế vĩ mô khi có sự đảo chiều của các dòng vốn. Thứ ba, sự tham gia điều hành, quản trị của các nhà đầu tư nước ngoài tại các DN trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh của các DN cung ứng dịch vụ tài chính Việt Nam.

Đặc biệt, sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên thị trường tài chính giúp mở rộng cơ hội đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng đa dạng hóa dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là năng lực quản trị DN và quản lý rủi ro của các DN trong nước cần được chú trọng hơn để có thể cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và giữ được thị phần trong nước.

chi van

Bà Lê Thị Thùy Vân

PV: Bà có thể nói cụ thể hơn về việc các DN trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán Việt Nam có thể, tham gia vào các thị trường khu vực ?

TS .Lê Thị Thùy Vân: Với tổng quy mô GDP của các nước ASEAN đạt 2.600 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng trên 5% mỗi năm, lượng dân số trên 625 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, mức thu nhập bình quân đầu người khoảng gần 4.000 USD/người/năm trong khi thương mại nội khối ASEAN khoảng trên 600 tỷ USD, việc tự do hóa dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN sẽ khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu tư lớn hơn ở khu vực.

Đồng thời, làm tăng nhu cầu về các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán trong khu vực ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tăng cường đầu tư, cung ứng dịch vụ nhiều hơn ở thị trường tài chính các nước khác trong khu vực ASEAN. Các ngân hàng Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng đầu tư ra ngoài lãnh thổ. Hiện một số ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam (BIDV, Vietinbank, Sacombank…) đã có chi nhánh, văn phòng đại diện ở các nước ASEAN, nhưng chủ yếu mới tập trung vào các nước Lào, Campuchia, Myanmar. Do đó, gia nhập AEC sẽ giúp các NHTM Việt Nam có điều kiện thâm nhập vào thị trường các nước phát triển hơn trong khu vực (Singapore, Thái Lan, Malaysia).

Ngành Bảo hiểm trong khu vực sẽ được hưởng lợi đáng kể từ dòng chảy lao động, giúp giải quyết vấn đề khó khăn về nhân sự cấp cao, đặc biệt là nhân sự về chuyên gia tính toán bảo hiểm, đầu tư, luật, phân tích rủi ro… Bên cạnh đó, vận tải đường biển, đường bộ và đường hàng không được tăng cường sẽ đòi hỏi phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm mới dành cho thị trường ASEAN. Thị trường bảo hiểm nhân thọ cũng có tiềm năng phát triển, mở rộng thị phần trong bối cảnh tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ của thị trường ASEAN vẫn còn thấp so với các quốc gia phát triển.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Đối với Việt Nam, tự do hóa thị trường tài chính trong AEC cũng đặt ra không ít thách thức. Trước hết, sự tham gia của các định chế tài chính, các tập đoàn tài chính lớn vào thị trường sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho thị trường tài chính trong nước. Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc kiểm soát dòng vốn vào và dòng vốn ra trong khu vực. Để giảm thiểu rủi ro, cần tiếp tục duy trì các quy định về an toàn tài chính, nâng cao năng lực giám sát thị trường tài chính nhằm kịp thời đối phó với những biến động của dòng vốn, những ảnh hưởng lây lan từ khủng khoảng tài chính của một nước trong khu vực.

Hồng Sâm

很赞哦!(34)