【kết quả hatayspor】Quà dâng Bác
Sinh nhật Bác,kết quả hatayspor những người con Hậu Giang dâng lên Người món quà là thành tựu kinh tế - xã hội khởi sắc như hôm nay; là những công trình, phần việc vì cộng đồng; là thái độ tích cực của cán bộ, đảng viên với Đảng, với nhân dân. Ai học Bác sẽ thấy lòng thêm trong sáng, ai làm theo Bác sẽ thấy tâm thêm an nhàn. Thế hệ con cháu Bác Hồ sẽ tiếp tục học tập và làm theo Người với tinh thần “trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau”.
Sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2016) cũng là thời điểm cả nước tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo Người. Nói về thành tích học tập và làm theo, không ít thì nhiều, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có. Học ở Bác đức cần, kiệm, liêm, chính,… làm theo Bác ở việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, xây dựng Đảng thêm trong sạch, vững mạnh; người dân thì thi đua làm việc thiện, có ích cho xã hội.
Quang cảnh “Lễ dâng hoa viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 - 19/5/2015).Ảnh: LÝ ANH LAM
Đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm
Về thị xã Long Mỹ những ngày này, đâu đâu cũng thấy rợp cờ hoa, khẩu hiệu tuyên truyền về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Diện mạo thị xã giờ cũng nhiều đổi khác, đi trong cái nắng trưa mà... “chợt mát” bởi những cung đường mới rộng thoáng, đấu nối với các huyện trong và ngoài tỉnh; đời sống người dân tiếp tục có những chuyển biến rõ nét về chất lượng, trật tự xã hội được đảm bảo.
Nói chuyện với các anh, chú ở Thị ủy, nhiều người cho rằng, thị xã có nền vững chắc để phát triển như hôm nay không thể không nhắc đến sự quan tâm của cấp trên, sự đoàn kết, nhất trí của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Long Mỹ trước đây.
Thành lập vào tháng 8 năm rồi trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính từ huyện Long Mỹ, thị xã kế thừa nhiều truyền thống, thành tựu của huyện anh hùng. Một trong những điểm nổi bật đó là công tác xây dựng Đảng và đáng nói là việc phát triển đảng viên. “Hàng năm, chúng tôi luôn chủ động, chỉ đạo các chi, đảng bộ cơ sở quan tâm tạo nguồn, chăm bồi thế hệ trẻ một cách thường xuyên, liên tục để kết nạp đảng viên có chất lượng. Đây cũng là cách để hun đúc tinh thần cách mạng, nâng cao ý thức chính trị, lý tưởng cho đảng viên trẻ để phục vụ Đảng, nhân dân ngày một tốt hơn”, ông Nguyễn Văn Tiến, Bí thư Thị ủy Long Mỹ, nói.
Thật vậy, từ bồi dưỡng ban đầu, từ việc triển khai nhiều đợt giáo dục chính trị, tư tưởng như học tập và làm theo gương Bác, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về chỉnh đốn Đảng, về các phong trào thi đua yêu nước của các đơn vị, địa phương,… đã làm cho nhận thức của cán bộ, đảng viên thị xã có bước chuyển tích cực. “Chính xác là có nhận thức khá tốt và đều từ thị xã đến cơ sở. Minh chứng cho điều này là Đảng bộ huyện Long Mỹ và thị xã luôn được công nhận trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Đảng viên sau khi kết nạp có sự phấn đấu vượt bậc, nêu cao tinh thần gương mẫu, tận tâm vì công việc, vì lợi ích chung”, ông Lê Văn Nết, Trưởng Ban Tổ chức Thị ủy Ngã Bảy, khẳng định.
Chi bộ Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ là một trong những đơn vị trong sạch vững mạnh nhiều năm liền, có lớp đảng viên trẻ vì nhân dân phục vụ, bảo vệ công lý. Thẩm phán Nguyễn Quốc Việt cho biết: “Sau khi vào Đảng, trong hòa giải tại tòa và bên ngoài, nhiệt huyết tôi như được “tiếp thêm lửa”, tôi quan tâm nghe nhiều phía, nhận thức sâu hơn, từ đó tìm tiếng nói chung của hai bên để đi đến sự thỏa thuận mà không phải xét xử”.
“Không phải xét xử” là lời dạy của Bác đối với ngành tòa án được Chi bộ Tòa án nhân dân thị xã quán triệt sâu sắc. Đơn vị đã thực hiện nhiều năm bằng cách trực tiếp hòa giải các tranh chấp đã khởi kiện tại tòa ở ấp, khu vực - nơi phát sinh tranh chấp, khi không thành mới xét xử. Hoặc đầu năm nay, Tòa án nhân dân thị xã có kế hoạch đẩy mạnh công tác hòa giải thành tại tòa và bên ngoài, theo đó, thẩm phán phối hợp với cơ sở hòa giải các tranh chấp phát sinh khi đương sự chưa khởi kiện.
Tinh thần tiên phong, gương mẫu của đảng viên thị xã còn thể hiện trong xây dựng nông thôn mới. Ở xã Long Trị A, trong 16 phần việc người dân tham gia xây dựng nông thôn mới khi được phát động, 150 đảng viên các ấp ở xã đã đăng ký làm trước. Họ ý thức được rằng, phải đi trước để “làng nước theo sau”, phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí để được công nhận xã nông thôn mới trong năm nay…
Con người nông thôn mới
Về Đại Thành, thị xã Ngã Bảy hôm nay, người ta nhận thấy rõ sức sống của xã nông thôn mới đầu tiên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Địa phương này đã vận dụng đầy đủ, sáng tạo lời dạy của Bác về phát huy sức mạnh toàn dân trong kiến thiết quê hương. Ngoài sự đầu tư của trên để hoàn thiện các tiêu chí, sự góp sức của dân để nâng chất các thiết chế nông thôn mới, cán bộ, đảng viên và nhân dân Đại Thành còn ý thức được phải giữ vững danh hiệu này.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương (hàng đầu, thứ 2 từ phải sang) thăm xã nông thôn mới Đại Thành.
Mới đây, xã có 4 người dân được Ban Thường vụ Thị ủy khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo gương Bác, trong đó có chủ Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Văn Khiêm, ở ấp Đông An.
Nhận thấy việc đi lại của doanh nghiệp và gần 30 hộ dân ở đây quá khó khăn, ông Khiêm đã có ý định xây dựng một con lộ dài 1km khoảng 5 năm trước, nhưng bà con khu vực này không chịu vì sợ mất đất, ảnh hưởng đến cây ăn trái. 5 năm qua, ông Khiêm vẫn đeo đuổi ý định trên như thể phải trả nợ với quê hương thứ hai này. Và rồi mong muốn cũng thành hiện thực, ông Khiêm sẵn sàng bỏ ra 800 triệu đồng đầu tư con lộ ngang 2,5m để “nối nhịp bờ vui” 2 xã Tân Thành - Đại Thành vốn trắc trở nhiều năm qua.
Hôm tìm đến, ông Khiêm không có nhà, người con của ông - chị Nguyễn Thị Kim Tiền cho biết, số tiền đầu tư làm lộ do gia đình để dành từ tiền lời trong kinh doanh và ý thức được phải vì cộng đồng qua việc học tập và làm theo gương Bác. “Phải biết chia sẻ với xã hội, với người khó khăn đó là trách nhiệm của gia đình tôi. Ngày khởi công con lộ, cán bộ và nhân dân đến đông lắm, niềm vui của cha mẹ và tôi như nhân đôi”, chị Tiền nói.
Để “gặt hái” được nhận thức cao, hành động đẹp, toàn dân đoàn kết xây dựng đạt 3/3 xã nông thôn mới, công tác giáo dục, tuyên truyền ở thị xã luôn được đẩy mạnh thường xuyên, liên tục. Ông Nguyễn Văn Phil, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy Ngã Bảy, cho biết: Chúng tôi xác định và phổ biến làm theo Bác là “làm công việc vì cộng đồng, mang tính tự giác và nhân rộng được”, vì vậy đã được mọi người hưởng ứng tích cực. Mặc dù chưa có thống kê, nhưng có thể nói, người dân 3 xã nông thôn mới ủng hộ nhiều tỉ đồng trong làm mới nông thôn. Bà con thị xã ý thức cao lắm vì cộng đồng, xã hội; họ làm việc nghĩa mà không cần phô trương”.
Đối với việc nâng chất nông thôn mới, ông Đoàn Hoàng Tính, Trưởng ấp Ba Ngàn, cho rằng rất an tâm về ý thức người dân trong bảo vệ cảnh quan môi trường, trong đoàn kết giúp nhau phát triển. “Về việc học tập và làm theo gương Bác, đảng viên ấp này sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa, trên cơ sở bản đăng ký học tập và làm theo, chúng tôi sẽ kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để đồng chí nào cũng học tập và làm theo Bác một cách hiệu quả nhất”, ông Tính nói.
Thi đua yêu nước
Ở huyện Châu Thành A, phong trào thi đua yêu nước luôn được đánh giá cao, nhà nhà thi đua, người người thi đua.
Làm giàu chân chính cũng là cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, bởi dân giàu nước mới mạnh. Ý thức được điều này, nông dân Trần Hồng Quân, ở xã Tân Hòa, quyết tâm làm giàu trên mảnh vườn, thửa ruộng của mình bằng nghề nuôi ba ba. Hơn 15 năm theo nghề, cũng có lúc thăng trầm bởi dịch bệnh, đầu ra bấp bênh, nhưng với quyết tâm làm giàu và chịu khó học hỏi kinh nghiệm, anh Quân đã trụ được với nghề. Hiện nay, anh có 6 ao nuôi ba ba, tổng diện tích 5.200m2; duy trì khoảng 10.000 con ba ba bố mẹ và ba ba thịt (ba ba bố mẹ trên 3.000 con), mỗi năm anh xuất bán khoảng 120.000 ba ba giống, trừ chi phí anh lời khoảng 200 triệu đồng. Từ hiệu quả này, cộng với thị trường ba ba hiện nay đang khởi sắc, anh Quân mạnh dạn xây mới thêm 1 ao nuôi ba ba diện tích lớn 800m2…
Trong khi đó, hai năm nay, xã Thạnh Xuân trở thành điểm sáng của huyện trong phong trào thi đua làm giao thông - thủy lợi. Theo anh Phạm Vũ Hùng, Chủ tịch UBND xã, để người dân địa phương giảm bớt chi phí đóng góp xây đường, xã vận động ủng hộ xi măng từ các mạnh thường quân hỗ trợ cho hộ có tuyến lộ đi ngang qua, cứ mỗi mét tới là 2 bao. Mặt khác, để giảm chi phí làm lộ, địa phương khuyến khích người dân góp thêm ngày công lao động, riêng hộ khó khăn thì được xã vận động hộ khá, giàu san sẻ.
Chị Nguyễn Thị Kim Tiền bên con lộ đang trong quá trình thi công trị giá 800 triệu đồng.
Được phát động làm lộ theo tiêu chí nông thôn mới (ngang 3,5m), ông Bùi Văn Kỉnh, ở ấp Xẻo Cao A, sẵn sàng đốn bỏ cây ăn trái, hoa màu để đắp ta-luy làm nền hạ, đồng thời bỏ ra hơn 15 triệu đồng để mua cát đá, tiến hành xây lộ trên phần đất của mình với chiều dài 60m…
Với những cách làm trên, Chiến dịch giao thông, thủy lợi và trồng cây năm 2015, xã Thạnh Xuân đã xây mới 5.600m2 lộ bê tông (đạt 2.240% kế hoạch). Năm 2015, xã Thạnh Xuân được xếp nhất huyện Châu Thành A trong Chiến dịch giao thông, thủy lợi và trồng cây.
Còn nhiều nữa những cá nhân, tập thể điển hình trong thi đua ái quốc ở huyện. Thi đua yêu nước theo lời Bác dạy, từ năm 2004-2015, huyện Châu Thành A có đến 7 lần được xếp hạng nhất tỉnh.
TRÍ THỨC - KIM VIẾNG