Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài.
Cộng đồng ASEAN mang lại lợi ích cho cả khu vực (Ảnh minh họa).
Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột về chính trị - an ninh,ộngđồngASEANnhntốđảmbảohabnhvphttriể11bet vin kinh tế, văn hóa - xã hội, đã hiện thực hóa mục tiêu đưa ASEAN trở thành một tổ chức khu vực liên kết sâu rộng và hoạt động trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài.
Cộng đồng ASEAN 2015 có những đặc trưng sau:
- Là một tổ chức liên Chính phủ, bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thành viên, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí;
- Hoạt động trên cơ sở pháp lý và các nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN;
- Hợp tác toàn diện và chặt chẽ trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và quan hệ với các đối tác bên ngoài;
- Có tổ chức bộ máy hoàn chỉnh từ Hội nghị cấp cao xuống cấp Bộ trưởng, quan chức cao cấp và chuyên viên, trong đó có Ủy ban các Đại diện thường trực tại ASEAN (CPR) ở Jakarta, Indonesia.
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) là tổ chức hợp tác về chính trị - an ninh với mức độ khá chặt chẽ, nhưng không phải là một khối phòng thủ chung. Cộng đồng Kinh tế là một Khu vực mậu dịch tự do (FTA) được mở rộng về phạm vi và nâng cao về mức độ tự do hóa, trong đó về cơ bản không còn thuế quan đối với hàng hóa và có sự lưu chuyển thông thoáng hơn về dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; và kết nối với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội là một khuôn khổ kết hợp khu vực ngày càng chặt chẽ để thúc đẩy bình đẳng và công bằng xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân, nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung.
Cộng đồng ASEAN 2015 là kết quả liên kết ASEAN đạt được đến nay trên cơ sở mẫu số chung về lợi ích của các nước thành viên, có mức độ liên kết cao hơn Hiệp hội, nhưng chưa chặt chẽ đến mức như EU và không phải là một tổ chức siêu quốc gia; thực chất là một cộng đồng “thống nhất trong đa dạng”, vì hiện vẫn còn sự khác biệt khá lớn giữa các nước thành viên, nhất là về chế độ chính trị và trình độ phát triển cũng như những tính toán chiến lược phức tạp trong quan hệ với các nước lớn.
Sự hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015 là dấu mốc lịch sử của tiến trình liên kết ASEAN, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Hiệp hội và khu vực cũng như từng nước thành viên. Điều đó được thể hiện trên các khía cạnh sau: thể hiện sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN sau gần 5 thập kỷ tồn tại; đã, đang và sẽ mang lại những lợi ích quan trọng và thiết thực cho các nước thành viên, mà bao trùm là tạo môi trường khu vực hòa bình và ổn định để mỗi nước tập trung phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; phản ánh nhận thức và lợi ích chung của các nước thành viên về nhu cầu liên kết khu vực cao hơn; là thành tựu hợp tác ASEAN trong gần 5 thập kỷ qua, tạo cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ cho ASEAN tiếp tục liên kết sâu rộng hơn và đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực.
Tuy vẫn còn một số hạn chế, ASEAN hiện là một trong những tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất thế giới, có vai trò quan trọng ở khu vực. Vai trò và vị thế quốc tế của ASEAN thể hiện ở các khía cạnh sau:
- ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác vì phát triển ở khu vực. Đó là kết quả của những nỗ lực liên kết nội khối, hợp tác về chính trị - an ninh (kể cả với các đối tác), nhất là ngăn ngừa xung đột thông qua xây dựng lòng tin và chia sẻ các quy tắc ứng xử. ASEAN cũng đã khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong các diễn đàn/cơ chế khu vực, với sự tham gia và đóng góp của cả các đối tác, nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác xử lý những thách thức đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.
- ASEAN đóng vai trò là động lực chính trong việc thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, nhất là về kinh tế - thương mại, thông qua cơ chế và khuôn khổ khác nhau ở khu vực. Cùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp hội đã chủ động đi đầu trong việc hình thành một mạng lưới các Khu vực mậu dịch tự do (FTA) với từng đối tác quan trọng như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand; thúc đẩy nhiều chương trình hợp tác kinh tế - thương mại đa dạng với các đối tác lớn như: Mỹ, Canada, EU, Nga; và đang đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
- ASEAN đã trở thành đối tác quan trọng của nhiều nước và tổ chức khu vực/quốc tế, nhất là với 11 đối tác đối thoại, trong đó đã lập quan hệ đối tác chiến lược với 7 nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Mỹ) và đối tác toàn diện với 4 đối tác còn lại (Nga, EU, Canada và Liên Hiệp Quốc). Các đối tác đều coi trọng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác toàn diện với ASEAN cả về đa phương và song phương, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, ủng hộ vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực. Đến nay đã có 83 nước ngoài khu vực cử đại sứ tại ASEAN, trong đó 8/11 đối tác đối thoại đã lập phái đoàn đại diện tại ASEAN.
Sau khi thành lập, Cộng đồng ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, với 625 triệu dân và GDP 2.600 tỉ USD. Dự kiến GDP của ASEAN sẽ đạt 4.700 tỉ USD vào năm 2020 và ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. |
HN tổng hợp