Tôi đọc tin tức thấy có người đi làm ngoài trời nắng nóng,Đingoàinắngnóngvềmởquạtngaysẽdễbịđộtquỵđúngkhôlịch thi đấu bóng đá giải tây ban nha về nhà mở quạt ngay và bị ngất xỉu, đến viện mới biết bị đột quỵ. Như vậy vừa đi nắng về mở quạt ngay sẽ dễ bị đột quỵ đúng không bác sĩ? (Trần Loan, 65 tuổi, TP.HCM).
Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, tư vấn:
Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa nhiệt độ với nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu ở Trung Quốc tiến hành vào năm 2013 cho thấy cả nhiệt độ thời tiết cao và thấp đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành tại Châu Âu vào năm 2016 ghi nhận việc giảm nhiệt độ quá nhanh (hơn 3 độ C) và sự thay đổi độ ẩm không khí quá nhanh (hơn 5%) cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ trong vòng một ngày.
Điểm chú ý ở các nghiên cứu này là đối tượng có yếu tố nguy cơ cao về bệnh tim mạch (như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid…) sẽ dễ đột quỵ hơn so với người không có yếu tố nguy cơ trong điều kiện thay đổi thời tiết.
Ở nước ta, điều kiện khí hậu nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và oi bức như hiện nay sẽ không làm thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh. Ngoài ra, nguyên lý làm mát của quạt máy là thổi không khí trên da, thúc đẩy quá trình bay hơi ẩm, tạo cảm giác mát mẻ hơn mà không làm giảm nhiệt độ phòng.
Vì thế, việc bật quạt ngay khi đi nắng về không có nguy cơ gây ra đột quỵ.
Bên cạnh đó, có thể một số người bị nhầm lẫn giữa biểu hiện đột quỵ và sốc nhiệt. Khi sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể người bệnh lên đến 40-41 độ C nên phải thực hiện hàng loạt biện pháp để hạ nhiệt nhanh. Khi đó, mở quạt mát là rất cần thiết và có lợi.