【trực tiếp nhật bản】Giảm thiểu nguy cơ “mượn đường lẩn thuế”
Áp dụng đúng các quy định về thuế và xuất xứ hàng hoá với lô nhôm 4,ảmthiểunguycơmượnđườnglẩnthuếtrực tiếp nhật bản3 tỷ USD |
Các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến cáo tránh nhập khẩu nguyên liệu từ các vùng bị đánh thuế cao để sản xuất hàng xuất khẩu |
Nhận diện “chân tướng” hành vi lẩn tránh
Tại hội thảo quốc tế về chia sẻ kinh nghiêm quốc tế về chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại tổ chức ngày 14/11/2019 tại Hà Nội, có một câu chuyện khiến cử tọa bất ngờ. Đó là sự hiện diện của toán đặc vụ đến từ Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ tại Việt Nam mấy tháng trước. Toán đặc vụ này có mặt tại Việt Nam không phải để bắt tội phạm hình sự mà để cùng phía Việt Nam điều tra về vụ việc liên quan đến Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu.
Theo đó, công ty này nhập khẩu vài tỷ đô-la nhôm đùn từ Trung Quốc, sau đó dự định chế biến và xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Lượng hàng tồn chưa xuất khẩu 1,8 triệu tấn, trị giá khoảng 4,3 tỉ USD đã bị ngăn lại do sự phối hợp điều tra của các cơ quan có liên quan phía Việt Nam cùng đặc vụ Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ.
Các chuyên gia của Bộ Công Thương nhìn nhận, đây không phải là gian lận xuất xứ hay giả mạo xuất xứ. Vì các lô hàng được cấp C/O đầy đủ, đáp ứng được quy định của nước nhập khẩu, ví dụ như Hoa Kỳ. Nhưng đây lại rơi vào tình huống “lẩn tránh” biện pháp phòng vệ thương mại.
Vì sao Việt Nam lại trở thành địa chỉ để các công ty như Toàn Cầu “ gột tẩy” xuất xứ, ngõ hầu hưởng lợi từ thuế ưu đãi trong các FTA? Các chuyên gia chỉ ra, hiện Việt Nam đã tham gia 17 FTA và tiềm năng trở thành trung tâm đầu tư. Việt Nam cũng là nước có chính sách hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài (ưu đãi thuế...); là nguồn nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ tại Châu Á và chỉ sau Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và Ấn Độ. Việt Nam cũng hội nhập sâu trong chuỗi giá trị của một số sản phẩm.
Ông Lương Kim Thành- Phó Trưởng Phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài (Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương) - phân tích, có rất nhiều hình thức lẩn tránh đã bị nhận diện, như: lắp ráp hàng hóa bị đánh thuế cao của nước A tại nước nhập khẩu (nước B) bằng cách đặt nhà máy tại nước B rồi xuất đi hưởng ưu đãi; thay đổi sản phẩm (sản phẩm bị đánh thuế bổ sung linh kiện quan trọng đang bị áp thuế vào sản phẩm không bị áp thuế) ra sản phẩm thế hệ mới xuất đi... Ngay cả Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng đang tranh luận về hai trường hợp. Thứ nhất, lẩn tránh mang mục tiêu rõ ràng bất kể sản phẩm có bị áp thuế cao hay không. Tiếp đó, lẩn tránh để tránh biện pháp trừng phạt.
“Dù theo cách nào thì doanh nghiệp và cơ quan quản lý cũng cần tránh việc xuất khẩu quá nhanh, quá “nóng” vào một thị trường để quốc gia đó không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại này thì cũng áp dụng biện pháp khác”- ông Thành nói thêm.
Bộ Công Thương vào cuộc quyết liệt
Diễn biến trong thời gian qua cho thấy, việc gian lận xuất xứ thường xảy ra đối với hàng xuất khẩu sang các thị trường áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (như Hoa Kỳ, EU), tức là không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình C/O do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
Có thể khẳng định, nếu nước nhập khẩu yêu cầu C/O do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì về cơ bản vấn đề gian lận xuất xứ sẽ được xử lý triệt để bởi cơ quan quản lý Việt Nam có thể chủ động kiểm tra, giám sát, siết chặt công tác chứng nhận xuất xứ. Cho tới nay, các lô hàng được cấp C/O Việt Nam đều đáp ứng được điều kiện để cấp C/O, thậm chí đáp ứng được cả quy định của nước nhập khẩu.
Chính vì vậy, với các vụ việc gần đây, cơ quan hải quan Hoa Kỳ không đặt vấn đề điều tra gian lận hay giả mạo xuất xứ mà tiếp cận theo hướng khác, cụ thể là chống lẩn tránh. Có thể nói, chống lẩn tránh là hiện tượng tương đối mới trong thực tiễn thương mại quốc tế. Cụ thể, các nước sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa của một nước thứ ba thì có thể điều tra chống lẩn tránh với hàng hóa tương tự của Việt Nam nếu xuất khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam tăng nhanh, mặc dù không có gian lận xuất xứ hoặc gian lận thương mại.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thương mại quốc tế diễn biến khó lường thì số vụ điều tra với lý do “chống lẩn tránh” được nhìn nhận là sẽ ngày càng nhiều lên, đặc biệt do những nhìn nhận khác nhau trong nội bộ WTO như đã dẫn ở trên. Do đó, trong chức năng quản lý của mình và nhất là nhằm thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ phân công trong Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng về thương mại và gian lận xuất xứ”, Bộ Công Thương đã và đang hành động quyết liệt.
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp cần hết sức tỉnh táo, thường xuyên theo dõi cảnh báo của Bộ. Đặc biệt, tránh nhập nguyên liệu từ các nước, vùng lãnh thổ đang bị đánh thuế cao để sản xuất hàng xuất khẩu.
Thái độ quyết liệt của Bộ Công Thương cũng đã được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thể hiện rõ khi trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra. Bộ trưởng cho biết, Bộ đã lên danh sách các cảnh báo sớm về các nguy cơ gian lận thương mại trong một số mặt hàng. Ví dụ, hiện nay có tới 25 mặt hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ và các nước khác đang có nguy cơ bị lợi dụng trong đó có những mặt hàng rất cao như là điện tử, gỗ dán, dệt may, da giày, v.v..
“Mới đây nhất, Bộ đã báo cáo với Thủ tướng và Thủ tướng đã cho phép xây dựng thông tư cho tạm dừng việc nhập khẩu và tạm nhập khẩu cũng như là truyền tải xuất khẩu các mặt hàng của gỗ dán đi Hoa Kỳ, vì đây là mặt hàng có tăng trưởng lên tới hơn 400% trong thời gian qua và gây nguy cơ lớn cho câu chuyện gian lận thương mại và xuất xứ địa Hoa Kỳ”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Và chỉ 5 ngày sau buổi chất vấn trên, ngày 12/11/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Thông tư 22/2019/TT-BCT về tạm dừng việc tạm nhập cũng như xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam đi Mỹ, bắt đầu có hiệu lực từ 27/12/2019 kéo dài hết năm 2024.
Mục tiêu của việc ban hành Thông tư này nhằm tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Bộ Công Thương cũng đang tiếp tục phối hợp với các hiệp hội ngành hàng tổ chức khuyến nghị cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cảnh báo về những nguy cơ bị gọi là trừng phạt thương mại cũng như bị áp thuế trong các mặt hàng khác. |