您现在的位置是:Empire777 > Nhà cái uy tín

【thông tin bóng đá】Lạm phát được kiểm soát thành công trong 8 tháng đầu năm

Empire7772025-01-26 17:52:33【Nhà cái uy tín】5人已围观

简介Thay đổi cơ cấu rổ hàng hóa để tính chỉ số CPI sát thực tế CPI bình quân năm 2022 dự báo tăng trong thông tin bóng đá

Thay đổi cơ cấu rổ hàng hóa để tính chỉ số CPI sát thực tế CPI bình quân năm 2022 dự báo tăng trong khoảng dưới 3,ạmphátđượckiểmsoátthànhcôngtrongthángđầunăthông tin bóng đá9% Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 chỉ tăng 0,005% so với tháng trước

Kiểm soát được lạm phát, giảm áp lực chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Trong 8 tháng đầu năm 2022, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị. Giá năng lượng tăng cao gây lạm phát trên toàn thế giới, các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất.

Lạm phát tại Mỹ tháng 7/2022 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 7/2022 đã lập kỷ lục tăng 8,9%, cao hơn nhiều lạm phát mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Tại Châu Á, lạm phát tháng 7/2022 của Thái Lan tăng 7,61%; Hàn Quốc tăng 6,3%; Indonesia tăng 4,9%; Nhật Bản tăng tăng 2,6% và Trung Quốc tăng 2,7%.

Trong nước, mặc dù chịu nhiều sức ép lớn và khó khăn của bối cảnh thế giới, nhưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tốt. Nhiều giải pháp đồng bộ được Chính phủ triển khai quyết liệt để giảm giá xăng dầu, ổn định giá điện, nước sinh hoạt, học phí, duy trì mặt bằng tỷ giá, lãi suất hợp lý... Nhờ đó mà lạm phát 8 tháng năm 2022 được kiểm soát ở mức 2,58%, áp lực các chi phí đầu vào giảm đáng kể.

Cụ thể, trong 8 tháng năm nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 22 đợt (trong đó có 8 đợt giảm giá) làm cho giá xăng A95 tăng 1.370 đồng/lít; xăng E5 tăng 1.170 đồng/lít và dầu diesel tăng 6.180 đồng/lít. Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022 theo biến động giá nhiên liệu thế giới và do tác động của việc Nhà nước giảm thuế đối với xăng dầu. Giá xăng dầu giảm là yếu tố chủ yếu kiềm chế tốc độ tăng của CPI tháng 7 và tháng 8/2022.

Giá

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá xăng dầu các tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%).

Bên cạnh đó, đối với những hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, giá điện sinh hoạt chiếm tỷ trọng 12,87% trong tổng chi tiêu dùng của dân cư được Chính phủ điều hành giữ ổn định trong năm 2022. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất chưa tăng học phí năm học 2022 - 2023 như lộ trình trước đó, thậm chí các địa phương còn miễn, giảm học phí trong thời gian vừa qua để chia sẻ khó khăn cho người dân đã giúp chỉ số giá dịch vụ giáo dục bình quân 8 tháng đầu năm giảm 3,14% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung giảm 0,17 điểm phần trăm.

Với giá dịch vụ y tế, năm 2021 phải hoàn thành việc tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác theo pháp luật về giá, tuy nhiên việc này đã được hoãn lại trong đại dịch. Thêm vào đó, giá điện của EVN cũng chưa tăng giá và EVN đã chủ động đề xuất không tăng giá điện trong năm nay, mặc dù chi phí đầu vào của ngành này như giá xăng dầu, giá than đều đã tăng rất cao.

Việc kiểm soát tốt lạm phát trong 8 tháng đầu năm giúp Việt Nam có dư địa để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 khoảng 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, hiện vẫn tiềm ẩn những yếu tố có khả năng tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Đó là, giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao, trong khi Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho lạm phát của nền kinh tế.

Giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm trong ngắn hạn, nhưng rủi ro tăng trở lại là khá cao do xung đột giữa Nga - Ukraine chưa chấm dứt. Kinh tế Trung Quốc phục hồi cũng có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng.

Giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang trở lại như thời gian trước khi đại dịch diễn ra. Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh.

Bên cạnh đó, kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi rõ nét và cùng với các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ còn phục hồi mạnh mẽ hơn trong các tháng cuối năm, khi đó cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao như các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình, từ đó sẽ đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.

Giá cả
Nhu cầu tiêu dùng phục hồi sẽ gây áp lực lạm phát

Xem xét giảm thuế nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao

Với những dự báo này, Tổng cục Thống kê cho rằng, cần tập trung thực hiện một số giải pháp để điều hành giá hiệu quả trong những tháng cuối năm.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Đối với mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chú trọng công tác bảo đảm nguồn cung, nhất là giai đoạn cuối năm. Bộ Công thương và các địa phương phải tăng cường kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông trên thị trường nhằm ổn định giá của mặt hàng này.

Đối với mặt hàng xăng dầu, cần phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, không để xảy ra gián đoạn nguồn cung. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cần được sử dụng hợp lý với liều lượng thích hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, xem xét giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng cao.

Đối với các nguyên liệu đầu vào quan trọng khác như sắt thép, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi cần thúc đẩy tăng năng lực sản xuất trong nước, ưu tiên cung ứng cho thị trường trong nước hơn thị trường xuất khẩu; đồng thời chủ động các biện pháp bình ổn giá các mặt hàng, không để xảy ra các trường hợp tăng giá bất hợp lý.

Bên cạnh đó, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đặc biệt cần đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Một yếu tố quan trọng nữa là công tác thông tin, tuyên truyền cần được đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp./.

很赞哦!(26)