【đội hình ac milan gặp inter milan】Học viện Tài chính: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics
Đó là thông tin PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Học viện Tài chính đã đề ra mục tiêu gì trong đào tạo chuyên ngành Hải quan và Logistics,ọcviệnTàichínhĐàotạonguồnnhânlựcchấtlượngcaochongàđội hình ac milan gặp inter milan thưa ông?
- PGS.TS Lê Xuân Trường:Theo đánh giá của Bộ Công thương, với tốc độ tăng trưởng cả về số lượng và quy mô của doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, ước tính nhu cầu nhân lực trên toàn quốc của ngành logistics đến năm 2030 vào khoảng 700.000 lao động.
Trong bối cảnh thị trường lao động của ngành logistics đang thiếu hụt và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở những lợi thế trong đào tạo và nghiên cứu về hải quan, thuế, tài chính, kế toán..., Học viện Tài chính đã quyết định mở chuyên ngành Hải quan và Logistics (chương trình chất lượng cao) từ năm 2018, với kỳ vọng đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với định hướng nghề nghiệp quốc tế đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong tương lai.
PGS.TS Lê Xuân Trường |
Mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế chất lượng cao chuyên ngành hải quan và logistics được xác định không chỉ có kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, ngân hàng mà còn có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng phân tích, đánh giá và dự báo về lĩnh vực hải quan, dịch vụ kinh doanh logistics và giao nhận ngoại thương, vận tải quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.
* PV: Với mục tiêu trên, xin ông cho biết, cử nhân kinh tế chất lượng cao chuyên ngành hải quan và logistics sẽ được trang bị kiến thức gì để đáp ứng thực tiễn công việc?
- PGS.TS Lê Xuân Trường:Sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ có khả năng tư duy khoa học và làm việc độc lập, đạt được các kỹ năng đáp ứng công việc như: Kiểm tra, giám sát hải quan, có thể tư vấn, phản biện chính sách trong ban hành chính sách quản lý hải quan, thuế xuất nhập khẩu, chính sách quản lý nhà nước về logistics tại cơ quan hải quan, cơ quan của Bộ Công thương.
Đồng thời, có thể đáp ứng tốt công việc quản trị logistics, phân tích tài chính, thẩm định tài chính dự án kinh doanh logistics và kho bãi, kế toán logistics, dịch vụ kê khai thủ tục hải quan, tính các loại thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giao nhận ngoại thương tại các công ty dịch vụ logistics, các công ty, tập đoàn có quản lý chuỗi cung ứng...
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành cũng được học tập và trang bị khối lượng kiến thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản lý tài chính công và quản lý thuế...
* PV: Để khẳng định thương hiệu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, chương trình đào tạo chuyên ngành hải quan và logistics của Học viện có những điểm nào khác biệt, thưa ông?
- PGS.TS Lê Xuân Trường:Chương trình được thiết kế tiếp cận định hướng với chương trình học thuật và hành nghề chuẩn quốc tế và quốc gia với 3 chứng chỉ. Trong đó, 2 chứng chỉ quốc tế của FIATA gồm: Chứng chỉ quốc tế về logistics (FIATA DIPLOMA in International Freight Management và FIATA Higher DIPLOMA in Supply chain Management); chứng chỉ hành nghề thủ tục Hải quan của Việt Nam (do Tổng cục Hải quan tổ chức thi và cấp chứng chỉ).
Bên cạnh hoạt động học tập, sinh viên còn được tăng cường các khóa học nâng cao kỹ năng mềm về thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng làm PR và tăng cường tiếp cận thực tế nghề nghiệp thông qua tham gia các hoạt động đi thực tế trong 2 năm đầu.
Đặc biệt, điểm nổi bật của chương trình là tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành tài chính, logistics và chuỗi cung ứng được tăng cường với trên 60% môn học chuyên ngành học bằng tiếng Anh, đảm bảo cho sinh viên đáp ứng được các bài kiểm tra của các học phần theo chứng chỉ hành nghề quốc tế.
Lãnh đạo Học viện đã chủ động ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ sinh viên đi kiến tập, thực tập tại cơ sở với các đối tác quan trọng, như: Tổng cục Hải quan, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam...
* PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Việt (thực hiện)