Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Ai cập từ ngày 25-28/8/2018. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Việt Nam đúng dịp hai nước kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1963-2018). Chuyến thăm được coi là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Ai Cập,úcđẩyquanhệhợptácViệbảng xếp hạng bóng đá nữ asiad 2023 giúp thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Nước Cộng hòa Ả-Rập Ai Cập nằm ở khu vực Bắc Phi, có hơn 94 triệu dân. Ai Cập đứng thứ hai về quy mô kinh tế, dân số và là một trong những nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu châu Phi. Các ngành kinh tế chủ đạo của Ai Cập là du lịch, dầu mỏ, dệt may, chế biến nông sản, hóa chất, xây dựng... Ai Cập được coi là nước lớn ở khu vực, có uy tín và vị trí địa chiến lược quan trọng nối liền lục địa Á-Phi. Ai Cập là một trong những nước đóng góp lớn cho ngân sách hoạt động của Liên minh châu Phi (AU), là nơi đặt trụ sở Liên đoàn Ả-rập. Kể từ khi nhậm chức tháng 5/2014, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi tiếp tục thúc đẩy chính sách “hướng Đông”, quan tâm mở rộng quan hệ với các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Việt Nam… Tháng 9/2016, Ai Cập chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với ASEAN (TAC).
Ai Cập là một trong những nước Ả-rập đầu tiên có quan hệ với Việt Nam. Từ năm 1958, Việt Nam đã có cơ quan đại diện thương mại tại Ai Cập. Ngày 1/9/1963, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Ai Cập được đánh dấu bởi các cuộc trao đổi đoàn; các cuộc gặp gỡ, trao đổi tại các sự kiện, diễn đàn quốc tế mà cả hai nước cùng tham gia. Ðáng chú ý là chuyến thăm Ai Cập dự Hội nghị cấp cao Không liên kết (tháng 7-2009) của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Thủ tướng Ai Cập bên lề Hội nghị cấp cao Á - Phi và Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung tại Indonesia (tháng 4-2015) và với Tổng thống Ai Cập tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát-xít tại Matxcova (Nga) hồi tháng 5-2015. Ai cập cử nhiều phái đoàn sang Việt Nam thăm và mới đây nhất, Tổng thống Ai cập Abdel Fattah Al Sisi đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tháng 9/2017.
Việt Nam và Ai Cập đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch... Là đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam tại châu Phi, kim ngạch thương mại song phương giữa Ai Cập và Việt Nam năm 2017 đạt 350 triệu đô la Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ai Cập là hải sản, linh kiện phụ tùng ô-tô, vải sợi, hạt tiêu đen, cà-phê, cao-su và hàng tiêu dùng; các mặt hàng nhập khẩu chính là hóa chất, sản phẩm từ dầu mỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa, sợi các loại và hàng tiêu dùng... Ai Cập hiện có 3 dự án đăng ký đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn hơn 2 triệu đô la Mỹ. Ai Cập là nước Bắc Phi đầu tiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ (tháng 11-2013). Đặc biệt, nhân chuyến thăm của Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi, Ai Cập cam kết hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo từ 10-20 cán bộ về tiêu chuẩn Ha-la cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo. Hàng năm, Chính phủ Ai Cập cấp cho Việt Nam 12 học bổng đào tạo sinh viên tiếng Ả-rập. Hai nước cũng thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác qua kênh đảng, kênh địa phương và trong các lĩnh vực thanh tra, văn hóa…
Ai Cập đánh giá cao lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề của các nước Ả-rập. Hai nước thường xuyên phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế: Ai Cập ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an (2020 - 2021), Hội đồng Nhân quyền (2014 - 2016)... và Việt Nam ủng hộ Ai Cập vào Hội đồng Bảo an (2016 - 2017), Hội đồng Nhân quyền (2017 - 2019)...
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ai Cập lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, khẳng định sự coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác của Việt Nam với Ai Cập. Chuyến thăm cũng là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư; tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh như nông nghiệp, văn hóa, du lịch. Kết quả chuyến thăm sẽ góp phần đưa quan hệ giữa hai nước bước sang trang mới, với hợp tác nhiều mặt hiệu quả và sâu rộng hơn, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới.