3 hiệu quả từ Dự án
"Đây là sự khẳng định rõ nét nhất năng lực,ánSongphươngđiệntửĐònbẩyhìnhthànhkhobạcđiệntửhàn quốc nữ vs trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC trong hệ quyết tâm thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, tiến tới KBNN điện tử trong tương lai"- Phó Tổng giám đốc Nguyễn Đại Trí nói.
Việc triển khai Dự án TTSPĐT nằm trong chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, trong đó có nội dung rất quan trọng là: Hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ KBNN, tiến tới hình thành kho bạc điện tử. Đây là chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 138/QĐ-TTg. Sau khi được phê duyệt, KBNN đã nghiên cứu từng bước các điều kiện cần thiết như: Xây dựng các khung thỏa thuận với các ngân hàng; xây dựng các quy trình nghiệp vụ; tổ chức đầu tư, mua sắm trang thiết bị hệ thống CNTT; phát triển phần mềm...
Đến ngày 14-10-2013, KBNN bắt đầu những bước triển khai đầu tiên: TTSPĐT được triển khai thí điểm tại Sở Giao dịch KBNN, và 3 KBNN huyện mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Công Thương. Sau khi thí điểm thành công, KBNN đã triển khai rộng khắp trên toàn quốc; trong đó có: 50 đơn vị mở tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư; 100 đơn vị mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương; hơn 500 đơn vị mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam; một số đơn vị khác mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đến nay, công tác triển khai cơ bản đã hoàn thành, KBNN tiếp tục hoàn thiện, vận hành và tiến hành tổng kết, đánh giá.
Phó Tổng giám đốc Nguyễn Đại Trí đã chỉ ra 3 hiệu quả từ Dự án TTSPĐT đem lại:
Thứ nhất,cải thiện đáng kể chất lượng công tác kế toán, thanh toán của hệ thống Kho bạc. Nếu trước đây, việc thanh toán giữa các KBNN huyện với ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản đều thực hiện bằng hình thức thủ công, KBNN phải mang chứng từ giấy tới ngân hàng mỗi ngày thì khi Dự án TTSPĐT triển khai thành công chứng từ thanh toán từ KBNN được truyền trực tiếp tới ngân hàng. Hoạt động giao dịch giữa KBNN với Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản đã điện tử hóa không chỉ tạo ra nhiều thuận lợi trong công tác nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ KBNN mà còn nâng cao chất lượng thanh toán, hạn chế sai sót, tạo nhiều thuận lợi, cho các cơ quan, tổ chức có giao dịch với KBNN.
Thứ hai, đây là bước chuẩn bị cho tương lai, từng bước triển khai, vận hành các hệ thống tài khoản duy nhất phục vụ cho việc triển khai chức năng quản lý ngân quỹ của KBNN. Nếu như trước đây việc quản lý ngân quỹ đặt mục tiêu chính là an toàn trong thì nay đặt mục tiêu quản lý ngân quỹ hiệu quả bên cạnh yêu cầu quản lý an toàn. Một trong các điều kiện tiên quyết để quản lý ngân quỹ hiệu quả là ngân quỹ phải được tập trung. Dự án TTSPĐT là một bước qua trọng nhằm tập trung ngân quỹ.
Thứ ba, TTSPĐT tạo cơ chế chủ động trong quản lý, điều hòa vốn làm giảm áp lực trong điều hành ngân quỹ. Trước đây, khi hoạt động giao dịch giữa KBNN huyện với Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản còn tiến hành theo phương thức thủ công thì ngân quỹ nằm rải rác, không tập trung nên việc điều hành ngân quỹ gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong những ngày cuối năm khi lượng giao dịch tăng lên đột biến. Đến cuối năm 2013, 150 đơn vị KBNN cấp huyện đã triển khai TTSPĐT đi vào hoạt động và đã cơ bản chủ động về vốn, không còn “trông chờ” sự điều vốn từ cấp trên.
Tiếp tục hoàn thiện
"Tuy nhiên, KBNN là một hệ thống dọc, hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố, đến tận cấp quận, huyện và phải phối hợp triển khai với nhiều đơn vị đối tác khác nhau; Dự án TTSPĐT là một Dự án lớn, triển khai đến cấp quận huyện nên khi triển khai trên địa bàn rộng với nhiều đối tác như vậy chắc chắn gặp không ít khó khăn"- Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đại Trí nói.
Chẳng hạn như: Vấn đề hạ tầng cơ sở đề cập ở đây bao gồm cả máy móc thiết bị và hạ tầng truyền thông. Triển khai Dự án TTSPĐT nghĩa là chúng ta đã đưa thêm một ứng dụng lên “huyết mạch” hạ tầng truyền thông của ngành Tài chính. Với một hệ thống “huyết mạch” vốn dĩ đang được sử dụng cho một số ứng dụng nhất định, nay lại bị chia sẻ bởi một ứng dụng nữa chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, đòi hỏi phải được mở rộng hạ tầng truyền thông, và phải được đầu tư một hệ thống trang thiết bị phù hợp.
Tiếp đến là bài toán về trang thiết bị có thể được giải quyết ở khâu mua sắm, về cơ bản đã mua sắm tạm ổn nhưng đặt ra một vấn đề lớn đó là yêu cầu về quản trị hệ thống. Hệ thống TTSPĐT được nghiên cứu và triển khai theo mô hình tập trung tại trung ương, điều này đồng nghĩa với việc tạo ra áp lực rất lớn lên trung ương cả về công tác quản trị vận hành cũng như công tác hỗ trợ vận hành. Trong thời gian vừa qua, 2 bộ phận của KBNN đã phải “căng sức” để hoàn thành nhiệm vụ dưới áp lực rất lớn là Phòng Thanh toán điện tử của Vụ Kế toán Nhà nước và Phòng Hỗ trợ thông tin của Cục Công nghệ thông tin.
Cuối cùng là bài toán đào tạo nhân lực. Mặc dù CBCC hệ thống Kho bạc đã tiếp cận với ứng dụng CNTT trong triển khai nghiệp vụ như: Dự án Phối hợp thu ngân sách Nhà nước (TCS), Dự án Hệ thống quản lý thông tin ngân sách và kho bạc (TABMIS)... nhưng TTSPĐT là một ứng dụng mới, một cách tiếp cận mới vì vậy CBCC phải giành thời gian nghiên cứu quy trình, chế độ trong khi vẫn phải hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn đúng thời gian, đúng tiến độ.
Trong thời gian tới, KBNN phối hợp cùng với các Ngân hàng thương mại rà soát lại quy trình để tìm ra cái tối ưu hơn; đồng thời cũng rà soát lại để thống nhất một lộ trình, kế hoạch nâng cấp cụ thể đối với máy móc, thiết bị, cũng như tài chính, nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, ổn định, an toàn.