Cơ cấu giá: Blue-chips vẫn chưa đủ mạnh
Việc thị trường tăng giảm điểm số thực tế không quan trọng bằng chuyển biến trong cơ cấu biến động giá của cổ phiếu. Thị trường chứng khoán Việt Nam có những sai lệch giữa điểm số và giá hết sức tự nhiên do sự khác biệt trong vốn hóa của rổ cổ phiếu.
Đằng sau động lực tăng của điểm số nên là sức đẩy của đa số cổ phiếu tăng giá. Một thị trường tích cực trước hết phải tạo nên tâm lý tích cực trong số đông nhà đầu tư,ứngkhoántuầnNhennhómhivọtrận đấu genoa mà điều đó chỉ có được khi cổ phiếu mà số đông nhà đầu tư nắm giữ tăng giá.
Một tuần biến động phập phù vừa qua rốt cục cũng đẩy VN-Index tăng 0,3%, lên mức 602,59 điểm. Cơ cấu giá của thị trường khá tốt với số lớn mã tăng giá: HSX có 158 mã tăng trong tuần, so với 83 mã giảm trong tuần. HNX có 127 mã tăng so với 94 mã giảm. Nói đơn giản, trong cơ cấu biến động giá tuần này, số cổ phiếu tăng giá nhiều gấp rưỡi số giảm, tức là cơ hội để nhà đầu tư mua ngắn hạn trong tuần có lãi cũng lớn hơn.
Ít nhất đây là một tin tốt cho thị trường. VN-Index đang đứng ở khu vực điểm số rất mong manh: Vùng 603-604 điểm tương đương mức mức kháng cự đầu tiên trên đường phục hồi của chỉ số khi nhìn từ đỉnh 640 điểm đầu tháng 9. Về lý thuyết, chừng nào mức phục hồi vẫn chưa qua được 38,2% của chiều giảm trước đó thì các biến động tăng vẫn chỉ được xem là dao động kỹ thuật thông thường. Suốt hơn 2 tháng giảm vừa qua, VN-Index đã có 2 lần dao động kỹ thuật như vậy và đều quay đầu giảm tiếp.
Để tăng mạnh đột phá qua ngưỡng cản đầu tiên, cơ cấu giá tăng rộng là vẫn chưa đủ. Thị trường cần thêm sức tăng tích cực hơn từ các blue-chips và mức thanh khoản tốt hơn.
Nhìn vào HSX tuần này, số cổ phiếu tăng giá nhiều gần gấp đôi số giảm, nhưng tại rổ blue-chips HSX30, tỷ lệ lại là 0,7:1, tức là số cổ phiếu giảm giá lại nhiều hơn. Cụ thể, tuần này HSX30 có 12 cổ phiếu tăng giá nhưng lại có 17 cổ phiếu giảm giá.
Các biến động tăng tốt nhất trong số các blue-chips của HSX lại chịu tác động lớn của thông tin hơn là các dao động bình thường. HAG tăng 5,31% trong tuần nhờ thông tin quỹ GEM sẽ đầu tư 1.700 tỷ đồng thông qua việc mua cổ phiếu trên sàn.
Nhà đầu tư đã rất phấn khích trước thông tin này và bằng chứng là giá HAG chỉ tăng mạnh trong hai ngày cuối tuần, khi thông tin được công khai. Tuy vậy dường như có sự “lập lờ” nhất định trong câu chữ: Việc mua qua sàn không nhất thiết có nghĩa là đổ 1.700 tỷ đồng và xếp giá chờ mua khớp lệnh hàng ngày.
Thanh khoản tăng dần là bằng chứng của dòng tiền vào. |
Nếu cách mua này được thực hiện, giá HAG sẽ lên tận “mây xanh” vì mỗi ngày trung bình HAG giao dịch bình thường chỉ hơn 100 tỷ. Với 1.700 tỷ đồng, quỹ GEM có thể vét sạch lượng cổ phiếu ngắn hạn trên thị trường mà nếu đúng là mua theo cách này, sẽ không còn ai muốn bán ra nữa.
Khả năng cao hơn là quỹ GEM sẽ phải giải ngân lượng vốn này theo các cách hỗn hợp, tức là vừa mua trực tiếp khớp lệnh nhưng cũng có thể thỏa thuận lô lớn. Yêu cầu cao nhất đối với một tổ chức khi giải ngân là làm sao không để giá tăng quá lớn để gây thiệt hại cho việc mua của mình. Đối với nhà đầu tư trên sàn, sẽ chẳng có bữa trưa nào miễn phí để trục lợi từ quỹ này.
Cổ phiếu tăng tốt thứ hai trong rổ HSX30 và có ảnh hưởng lớn đến VN-Index chính là MSN, tăng 4,91%. Giá MSN cũng được tác động tích cực từ việc công ty con là Masan Consumer mua lại 49% cổ phần của Cholimex Foods.
Cũng giống như HAG, MSN chỉ thực sự tăng giá trong hai ngày cuối tuần khi thị trường đón nhận thông tin hỗ trợ chính thức. Đặc biệt trong ngày thứ Sáu, MSN tăng 4,3%, gần bằng mức tăng của cả tuần. MSN tăng mạnh cũng là nguyên nhân khiến VN-Index nhảy qua mức 600 điểm dứt khoát hơn.
Các cổ phiếu tăng giá còn lại trong rổ HSX30 không thực sự nổi bật, đa số tăng dưới 4%.
Thanh khoản cải thiện nhẹ
Bên cạnh cơ cấu giá tăng tích cực và nhóm blue-chips cần nổi lên dẫn dắt, thị trường còn phải thuyết phục nhà đầu tư thông qua thanh khoản.
Yếu tố thanh khoản là bằng chứng của dòng tiền lớn đang vận động trên thị trường. Nếu nhà đầu tư lớn nhìn thấy cơ hội và chấp nhận tích lũy cổ phiếu, thị trường sẽ được diễn giải là khả năng tăng giá lớn hơn. Nhà đầu tư lớn được cho là không chỉ có nguồn tiền mạnh hơn nhà đầu tư cá nhân, mà còn có khả năng phân tích thị trường tốt hơn. Vì thế, việc dòng tiền lớn đã chấp nhận đặt chân vào thị trường, không có lý do gì nhà đầu tư cá nhân còn đứng ngoài. Điều duy nhất là nhà đầu tư chờ đợi chính là dấu hiệu của sự “đặt chân” đó.
Thanh khản trên thị trường tuần này đã nhìn thấy sự cải thiện. Giá trị khớp lệnh hàng ngày vào khoảng 2.685 tỷ đồng, tăng gần 12% so với trung bình tuần trước. Đây cũng là quy mô giao dịch tốt nhất trong vòng 3 tuần qua.
Tuy nhiên quy mô giao dịch ở các blue-chips trong rổ HSX30 lại cho thấy sự sụt giảm. Điều này cũng phù hợp với biến động giá chưa thực sự tích cực đã nói ở trên. Tuần qua, khoảng 876 tỷ đồng được khớp lện tại HSX30 mỗi ngày, giảm gần 3% so với tuần trước. Mức giảm này là do nhà đầu tư nước ngoài đã giảm giao dịch.
Dòng vốn mua vào của nhà đầu tư nước ngoài không đóng vai trò lớn trên thị trường về tổng thể, khi chỉ chiếm 7,4% lượng vốn của thị trường trong tuần trước và 5% trong tuần này. Con số mua ròng của tuần này cũng giảm xuống còn 98,2 tỷ đồng khớp lệnh so với 355,3 tỷ đồng tuần trước. Nếu tính cả thỏa thuận, mức giao dịch cũng chỉ là 152,79 tỷ đồng so với 386,33 tỷ đồng, vẫn giảm 60%.
Thanh khoản cải thiện tuần này là một dấu hiệu tích cực, ít nhất thể hiện một sự tự tin nhất định từ phía người mua. Tuy nhiên so với quy mô khớp lệnh hàng ngày vượt trên 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn trước đó, thị trường vẫn chưa thể hiện được sức mạnh đáng tin cậy, đơn giản là dòng tiền chờ đợi vẫn còn rất lớn.
Trọng Nghĩa