Cùng nghề nhưng... khoảng cách mênh mông
Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng của 13 ngân hàng thương mại vừa công bố thu nhập bình quân và lợi nhuận mà nhân viên các ngân hàng này tạo ra. Công bố cho thấy,Đằngsaunhữngcôngbốvềlươngthưởthứ hạng của olympiakos lương trung bình ở Ngân hàng Quân đội (MB) xếp đầu bảng 13 ngân hang, với mức 17,5 triệu đồng/người/tháng. Kế đó là Vietinbank, Sacombank, Techcombank, VPBank, Vietcombank, BIDV, SHB, Eximbank, ACB, KienLongBank, OceanBank. Cuối bảng là Đông Á Bank với 8,99 triệu đồng/người/tháng.
Thông tin trên ngay lập tức trở thành tin… hot, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều độc giả. Nhưng chính trong giới ngân hàng là xôn xao hơn cả. Không it nhân viên mới vào nghề, chưa có chức vụ than rằng họ bị "mang tiếng oan", bởi cái mức lương trung bình được công bố là quá cao với mức lương của họ, do phải ‘gánh’ mức lương ‘khủng’ của các sếp. Mỗi tháng đều đều mang về nộp cho ‘thủ quỹ gia đình’ chỉ dăm, ba triệu đồng, bây giờ biết thanh minh sao đây?
Nhớ lại mấy tháng trước, đã có một số bài báo dẫn lời ông Paul Nguyễn, Tổng giám đốc Mạng tuyển dụng và việc làm Career Builder Việt Nam cho biết: "Thu nhập của lãnh đạo cấp cao phụ thuộc rất nhiều vào chuyện họ làm ra bao nhiêu tiền cho ngân hàng mình. Còn về lương ‘cứng’ (chưa tính thưởng theo doanh thu) mà nói thì tầm giám đốc chi nhánh ở khối thương mại cổ phần vào khoảng 30 triệu – 70 triệu/tháng, tùy theo qui mô chi nhánh. Với các giám đốc khối tại hội sở, lương ‘cứng’ của họ khoảng 100 triệu – 200 triệu/tháng".
Đông Á Bank công bố lương bình quân 8,99 triệu đồng/người/tháng.Ảnh: HG |
Cũng thật trùng hợp, vừa mấy ngày trước, cũng có bài báo đề cập xung quanh câu chuyện lương, thu nhập của giáo viên. Một cử tri đã “tạm tính” thu nhập của giáo viên tại Hà Nội tới… 50 triệu đồng/người/tháng. Ngay sau đó, rất nhiều giáo viên lương 3 triệu, 4 triệu đồng lên tiếng.
Lương thấp, lại dạy học ở những vùng khó, học sinh lấy đâu ra tiền để học thêm, nên thu nhập ngoài lương gần như không có. 50 triệu và chưa đến 5 triệu - dù chưa kiểm chứng độ chính xác của những con số trên đến đâu, thì thông qua thực tế việc dạy và học ở thành thị và nông thôn, miền núi, bạn đọc cũng có thể thấy được mức chênh lệch giữa thu nhập của giáo viên nơi thành thị và giáo viên vùng nông thôn, mien núi là rất lớn.
Qua câu chuyện lương, thu nhập nêu trên của ngành Ngân hàng và ngành Giáo dục cho ta thấy, rất khó có thể nói rằng, thu nhập của nhân viên ngành ngân hàng, hay là thu nhập của nhà giáo… là cao hay thấp. Đằng sau những thông tin còn mù mờ như mây khói kia, người ta chỉ thấy rõ nhất một sự thật hiện hữu, đó là khoảng cách giữa những người làm cùng một ngành nghề đang có sự phân hóa rõ rệt, và khoảng cách đó ngày càng trở nên… mênh mông, khó bề gần lại.
Nghĩ về việc dùng người
Người ta nói, ngành Ngân hàng đang trong thời kỳ khó khăn, phải cắt giảm chi phí kinh doanh, và việc đầu tiên họ nghĩ đến và đang mạnh tay làm, là xu hướng cắt giảm nhân sự. Giảm bớt các phòng giao dịch, sa thải những nhân viên làm việc ít hiệu quả, tận dụng sức lao động theo kiểu ‘một người làm việc bằng hai’ là điều dễ thấy.
Chưa hết năm 2013, có ngân hàng đã phải cho thôi việc tới cả ngàn nhân viên. Theo Mạng tuyển dụng và việc làm, số nhân viên ngân hàng bị sa thải cũng khó tìm được việc ở các ngân hàng khác, vì cắt giảm nhân sự đang là xu hướng chung, nên phần lớn họ phải chuyển nghề. Và đương nhiên là, một số lượng lớn cử nhân ngành Ngân hàng trên cả nước cũng đang loay hoay với bài toán việc làm - một điều hiếm thấy trong nhiều năm gần đây.
Trong xu hướng cắt giảm nhân sự đó, điều mà lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng chú tâm là hiệu quả lao động mà vị trí của từng nhân viên mang lại. Điều này thể hiện rõ, khi các ngân hàng đưa ra tiêu chí này kèm theo số liệu về lương.
Khoảng cách chênh lệch ‘khủng’ giữa các vị trí lãnh đạo và nhân viên chính là điều khiến cho các nhân viên ngân hàng bức xúc nhất. Nhưng đây cũng là một chính sách khá thông dụng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện nay: ‘Quý hồ tinh, bất quý hồ đa’ - quan trọng nhất là ‘tướng’ giỏi, ‘tướng’ giỏi thì dụng binh mới tài! Thu nhập, đãi ngộ của lãnh đạo là niềm mơ ước cho nhân viên phấn đấu - đó cũng là dụng ý của doanh nghiệp.
Quay lại câu chuyện lương của các nhà giáo - câu chuyện dường như đã trở thành đề tài ‘muôn thuở’. Số nhà giáo có thu nhập cao hiện là có, nhưng ít, và số chênh lệch so với mặt bằng chung kia là những khoản làm thêm, tùy khả năng, tùy hoàn cảnh mới có thể có được. Bao giờ lương nhà giáo có đủ sức hút những người có năng lực nhất theo nghề, hết mình với nghề, thì nguồn nhân lực Việt Nam mới nhanh chóng đạt chất lượng cao./.
KT