【trận đấu real madrid gặp ud almería】Khánh thành công trình Tượng đài ngành Giao bưu và Vô tuyến điện Nam Bộ
(CMO) Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vừa tổ chức Lễ khánh thành công trình Tượng đài ngành Giao bưu và Vô tuyến điện Nam Bộ tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình đúng dịp kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện Việt Nam (15/8/1945-15/8/2019).
Lễ cắt băng khánh thành công trình Tượng đài ngành Giao bưu và Vô tuyến điện Nam Bộ. |
Năm 1996, Câu lạc bộ Kháng chiến, Tỉnh uỷ, UBND, Uỷ ban MTTQ VN tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu) cùng với Bưu điện cho xây dựng bia truyền thống Vô tuyến điện Nam Bộ và bia kỷ niệm Đài Phát thanh Nam Bộ tại khu vực Kinh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình trên phần đất gia đình ông Nguyễn Văn Uống. Ngày 28/10/2016, cụm quần thể di tích được công nhận xếp hạng di tích quốc gia.
Để xứng với quy mô, tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của ngành Giao bưu và Vô tuyến điện Nam Bộ giai đoạn 1945-1954, ngày 6/3/2019, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã thống nhất chủ trương cho di dời bia truyền thống và xây dựng tượng đài ngành Giao bưu - Vô tuyến điện Nam Bộ tại địa điểm mới là Ấp 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, giao Viễn Thông Cà Mau làm chủ đầu tư và chịu trách nhiệm thi công công trình.
Ông Lê Hoàng Phước, Giám đốc Viễn thông Cà Mau, cho biết, tổng mức đầu tư cho toàn bộ khu di tích là 2,5 tỷ đồng, được trích từ kinh phí quỹ hỗ trợ khuyến khích của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và vận động đóng góp của 22 đơn vị Bưu điện, Viễn thông tỉnh, thành phía Nam (từ Ninh Thuận tới Cà Mau), cùng 21 doanh nghiệp có vốn góp Tập đoàn. Công trình được thiết kế bởi Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tiên, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình cùng các đại biểu thắp hương tại đài tưởng niệm. |
Tượng đài có tổng chiều cao 3,6 m, từ chất liệu đá granite Vũng Tàu; phù điêu bê tông cốt sắt giả đồng kích thước 11,7 m2; bia đá 1,2 m2; lư hương bằng đá cẩm thạch cao 1,1 m, nặng 700 kg; bia nung đá men có in hình Huân chương kháng chiến hạng Nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng cho ngành Giao thông liên lạc Nam Bộ ngày 30/12/1949 và Huân chương độc lập hạng Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho ngành Vô tuyến điện toàn Nam Bộ ngày 18/12/1954. Phần chính của tượng đài là hình ảnh 2 cán bộ, chiến sĩ giao bưu, vô tuyến điện đang làm nhiệm vụ trên chiếc xuồng ba lá dưới rặng dừa nước được phác hoạ cách điệu.
Sau hơn 3 tháng thi công, đến nay công trình di dời và xây dựng tượng đài ngành Giao bưu - Vô tuyến điện Nam Bộ Giai Đoạn 1945-1954 đã hoàn tất các hạng mục đảm bảo chất lượng theo thiết kế, đúng tiến độ.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng nhấn mạnh, việc đầu tư di dời và tôn tạo bia truyền thống và đài tưởng niệm của ngành giao Bưu và Vô tuyến điện về vị trí mới để mở rộng khu di tích, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là một sáng kiến, một nghĩa cử cao đẹp đối với lịch sử, sự quan tâm đến giáo dục truyền thống của các thế hệ cán bộ ngành Bưu điện và Viễn thông qua các thời kỳ.
Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình (thứ hai từ trái sang) cùng các đại biểu tham quan tượng đài. |
Dịp này, Viễn thông Cà Mau phối hợp Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha, Ban Liên lạc thông tin vô tuyến điện Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định trao 160 suất quà cho gia đình chính sách, tổ chức 500 suất khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho dân nghèo trên địa bàn 3 xã: Tân Bằng, Biển Bạch và Biển Bạch Đông (huyện Thới Bình); Bưu điện và Viễn thông Cà Mau tặng 30 triệu đồng cho Đại hội các dân tộc huyện Thới Bình năm 2019.
Cùng ngày, Viễn thông Cà Mau tổ chức họp mặt truyền thống Bưu điện - Viễn thông các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ (T3) lần thứ XII. Đây là hoạt động truyền thống nhằm ôn lại quá khứ hào hùng cùng những đóng góp, những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Bưu điện – Viễn thông của các thế hệ cán bộ, nhân viên Giao bưu và Thông tin vô tuyến điện./.
Băng Thanh