【thuỵ điển vs】Xây dựng văn hóa kiểm tra của Đảng
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Tư tưởng,ựngvănhakiểmtracủaĐảthuỵ điển vs đạo đức, lối sống là cốt lõi của văn hóa. Xây dựng văn hóa kiểm tra cốt lõi là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp, trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Việc xây dựng văn hóa kiểm tra phải thường xuyên gắn chặt với việc hình thành nhân cách đội ngũ cán bộ kiểm tra. Đó cũng là mục tiêu và động lực để phát triển văn hóa kiểm tra của Đảng.
1-Văn hóa kiểm tra được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và trưởng thành của Đảng, nhất là từ khi thành lập ngành kiểm tra đến nay. Trải qua 67 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ kiểm tra của Đảng đã thường xuyên quan tâm đến xây dựng văn hóa kiểm tra, coi đó là nền tảng tinh thần của toàn ngành, nhờ đó ngành kiểm tra đã trưởng thành, đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, xây đắp nên truyền thống: “Tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, đoàn kết, kỷ luật”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI khẳng định: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.
Văn hóa đảng gắn liền với Đảng từ ngày Đảng ra đời và với truyền thống, lịch sử vẻ vang của Đảng và của dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã đánh dấu một bước phát triển cao về trình độ văn hóa và tinh thần của dân tộc, trước hết là ở bộ phận tiền phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng Cộng sản Việt Nam chính là một sản phẩm của văn hóa, là sự kết hợp giữa đỉnh cao của văn hóa nhân loại là chủ nghĩa Mác - Lê-nin có mục tiêu giải phóng con người, với đỉnh cao của phong trào đấu tranh giải phóng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Công tác kiểm tra là một bộ phận không thể tách rời của công tác xây dựng Đảng, nên văn hóa kiểm tra cũng là một bộ phận của văn hóa đảng.
Các giá trị văn hóa trong hoạt động kiểm tra bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Những giá trị văn hóa tinh thần bao gồm: mục đích và lý tưởng cách mạng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng phù hợp với nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. Những giá trị văn hóa vật chất biểu hiện thông qua những phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, như phương tiện đi lại, máy ghi hình, máy ảnh, máy ghi âm, máy tính... Trong thời đại khoa học - công nghệ, các phương tiện máy móc, kỹ thuật hiện đại là điều kiện để nâng cao chất lượng công việc trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Văn hóa kiểm tra của Đảng được xây dựng, phát triển trên nền của văn hóa đảng và văn hóa Việt Nam. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nhằm giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức đảng và đảng viên, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, hướng tới những giá trị tiến bộ và công bằng xã hội. Xét dưới góc độ văn hóa, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng cũng hướng tới những giá trị văn hóa đích thực của xã hội. Do vậy, xây dựng văn hóa trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng là vấn đề đặt ra cho ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp và cho bản thân mỗi cán bộ kiểm tra.
2-Trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành, từ tổng kết thực tiễn, các thế hệ cán bộ kiểm tra đã xây dựng nên hệ giá trị và chuẩn mực của ngành phù hợp với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu công tác xây dựng Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Những giá trị văn hóa đó đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt hoạt động của toàn ngành. Để tạo nên văn hóa kiểm tra có rất nhiều thành tố, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến thành tố văn hóa quy phạm bảo đảm cho sự phát triển của ngành kiểm tra. Khi tiến hành công tác kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng, các tổ chức đảng, UBKT các cấp phải xác định tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt là: “Chủ động - chiến đấu - giáo dục - hiệu quả”
Tính chủ động được thể hiện là sau khi có nghị quyết, chỉ thị và kế hoạch tổ chức thực hiện, cấp ủy, UBKT phải khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách thường xuyên, có nền nếp, không thụ động chờ vụ, việc xảy ra rồi mới xem xét, giải quyết; phải thường xuyên nắm vững tình hình hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, luôn coi trọng sự chủ động tự kiểm tra của các tổ chức đảng và đảng viên. Trong kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện, biểu dương, cổ vũ mặt tích cực, tiến bộ, đồng thời ngăn ngừa, khắc phục mặt tiêu cực, lạc hậu, khuyết điểm hạn chế, yếu kém. Khi phát hiện tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm, phải tiến hành kiểm tra để xem xét, kết luận, xử lý công minh, chính xác, kịp thời; không để khuyết điểm phát triển thành vi phạm, từ chưa nghiêm trọng thành nghiêm trọng; từ một đảng viên, một tổ chức đảng vi phạm thành nhiều đảng viên, nhiều tổ chức đảng vi phạm.
Tính chiến đấu được thể hiện ở tinh thần đấu tranh làm rõ đúng, sai, ưu điểm, khuyết điểm của vụ, việc, trong quá trình thực thi công việc. Trong quá trình tiến hành kiểm tra, nếu có vi phạm thì đấu tranh làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân của vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Đây là cuộc đấu tranh thẳng thắn, nhiều khi rất quyết liệt giữa cái đúng, mặt tích cực với cái sai, mặt tiêu cực trong bản thân đối tượng được kiểm tra, giữa chủ thể kiểm tra với đối tượng được kiểm tra, giữa đảng viên với đảng viên, giữa đảng viên với tổ chức đảng, giữa tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật với đối tượng bị thi hành kỷ luật và ngay cả đối với chính bản thân cán bộ và tổ chức tiến hành kiểm tra. Không có tính chiến đấu cao, không có dũng khí đấu tranh chống tiêu cực, không có quan điểm, lập trường, bản lĩnh vững vàng, phương pháp thích hợp, cán bộ kiểm tra dễ bị khuất phục bởi quyền uy, vật chất, bởi chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến việc nhận xét, đánh giá hoặc kết luận đúng, sai, ưu điểm, khuyết điểm, mức độ, tính chất vi phạm thiếu khách quan, sai lệch.
Tính giáo dục thể hiện ở việc qua thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, góp phần thúc đẩy và giáo dục cán bộ, đảng viên làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương tốt cho nhân dân, không phải để “vạch lá tìm sâu”, để trừng trị. Chú trọng việc phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Qua kiểm tra, giám sát, phải khắc phục được khuyết điểm, hạn chế, yếu kém; nâng cao ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh, đổi mới lề lối, tác phong, phương pháp công tác; rút ra những bài học về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị để bồi dưỡng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng và đảng viên.
Tính hiệu quả được thể hiện ở chỗ, sau khi kiểm tra, giám sát, đối tượng được kiểm tra, giám sát thấy được ưu điểm để phát huy; nhận rõ hạn chế, khuyết điểm hoặc vi phạm để sửa chữa, khắc phục, từ đó phấn đấu để tiến bộ. Tổ chức đảng nơi có đối tượng được kiểm tra, giám sát và tổ chức đảng tiến hành kiểm tra, giám sát thấy được ưu điểm, khuyết điểm và rút ra được kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, về giáo dục, quản lý tổ chức đảng và đảng viên, về lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát để xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
Các nội dung của tư tưởng chỉ đạo nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, thực hiện tốt hoặc không tốt nội dung này có tác động, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nội dung khác. Vì vậy, trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng không được chú trọng hoặc xem nhẹ nội dung nào.
Văn hóa kiểm tra phê phán và kiên quyết chống những tư tưởng hẹp hòi, định kiến cá nhân, nhìn nhận, đánh giá con người theo khuôn mẫu chủ quan của mình, chỉ thấy mặt hạn chế, khuyết điểm hoặc “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, “có bé, xé ra to”. Kiên quyết chống căn bệnh “kiêu ngạo kiểm tra” với các biểu hiện, như ỷ thế nghề nghiệp, ỷ thế công thần; tự phụ, tự mãn, thiếu khiêm tốn, dẫn đến vượt quá giới hạn, các quy định, cũng như quan điểm, nguyên tắc, phương pháp công tác; coi thường cấp dưới, coi thường đối tượng kiểm tra; khi được phê bình, góp ý thì ngụy biện không tiếp thu, tỏ ra khinh thị, bất cần. Chống làm việc theo lối tự do, tùy tiện, qua loa, đại khái; bon chen, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình,...
Văn hóa kiểm tra còn thể hiện trong mối quan hệ giữa xây và chống, giữa tự phê bình và phê bình, giữa kiểm tra và tự kiểm tra, giữa chỉnh đốn và tự chỉnh đốn. Trong mối quan hệ giữa xây và chống, cần xác định rõ lấy xây để mà chống và chống để mà xây, nhưng lấy xây là chính. Trong mối quan hệ giữa tự phê bình và phê bình thì lấy tự phê bình là chính, nếu tự phê bình bị giảm sút là xa rời tính đảng, một trong những biểu hiện của sự suy thoái trong Đảng. Trong mối quan hệ giữa kiểm tra và tự kiểm tra thì lấy tự kiểm tra là chính. Trong mối quan hệ giữa tự chỉnh đốn và chỉnh đốn, lấy tự chỉnh đốn là chính.
3-Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI cũng chỉ rõ một số yếu kém, khuyết điểm trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, trước hết là văn hóa đảng, văn hóa chính trị: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội gia tăng”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là cấp ủy, UBKT các cấp chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là hậu quả của việc buông lỏng quản lý, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, năng lực tổ chức thực hiện yếu kém, người đứng đầu thiếu gương mẫu, độc đoán, gia trưởng. Nguồn gốc của móc ngoặc, tham ô, tham nhũng, lãng phí tiêu cực, suy giảm lòng tin bắt nguồn từ sự lệch chuẩn về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Các vụ, việc vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, như ở Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Dầu khí, ở Tiên Lãng (Hải Phòng)... xảy ra trong thời gian qua đều có nguồn gốc sâu xa từ sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”(1). Chính sự yếu kém, buông lỏng công tác kiểm tra làm cho tiêu cực, vi phạm trong Đảng phát sinh.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ: “Những sai sót, vi phạm không được đấu tranh, xử lý nghiêm minh. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang chưa nghiêm túc”. Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý đảng viên vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Một số UBKT thực hiện chưa toàn diện, có hiệu quả các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định, nhất là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, nhưng thực tế việc phát hiện và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm còn ít, chất lượng, hiệu quả thấp; còn nể nang, né tránh trong kiểm tra những đảng viên là cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm. Việc phát hiện, nhân rộng những cách làm mới, sáng tạo, mô hình hay qua công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Một số sai phạm đã khá rõ nhưng chưa làm rõ được trách nhiệm của tập thể, cá nhân, chưa xử lý được kỷ luật hoặc xử lý kỷ luật còn nương nhẹ, có trường hợp phải xử lý bằng pháp luật nhưng chỉ xử lý kỷ luật hành chính và kỷ luật đảng hoặc không xử lý, gây bức xúc trong dư luận, làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Một số tổ chức đảng, cấp ủy thiếu tính chiến đấu, nương nhẹ cho nhau, hoặc bao che cho vi phạm. Ngược lại, có nơi lợi dụng kỷ luật để trù dập nhau. Có trường hợp cán bộ bị tổ chức đảng xử lý kỷ luật, nhưng chính quyền không thi hành, hoặc được điều động sang công tác khác hoặc cho nghỉ hưu. Có cán bộ bị xử lý kỷ luật ở cấp dưới lại được bố trí một chức vụ tương đương ở cấp trên. Trong xử lý kỷ luật còn có tình trạng “nhẹ trên, nặng dưới”, đảng viên có chức vụ thì xử lý nhẹ, đảng viên không giữ chức vụ thì xử lý nặng. Cùng một vi phạm, tính chất, mức độ,... như nhau, nhưng lại áp dụng các hình thức kỷ luật khác nhau...
Những yếu kém, khuyết điểm, bất cập trong công tác kiểm tra thời gian qua là do tổ chức đảng, UBKT các cấp không tuân thủ đúng đắn, nghiêm túc, triệt để tư tưởng chỉ đạo, chuẩn mực và giá trị văn hóa của ngành. Đó là những nguyên nhân chính làm phát sinh đơn, thư tố cáo, khiếu nại và ảnh hưởng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng.
4-Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nhằm giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức đảng và đảng viên, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, hướng tới những giá trị tiến bộ và công bằng xã hội. Xét dưới góc độ văn hóa, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng cũng hướng tới những giá trị văn hóa đích thực của xã hội. Do vậy, xây dựng văn hóa trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng là vấn đề đặt ra cho UBKT và cho bản thân mỗi cán bộ kiểm tra.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh mặt tích cực của nó, như thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, làm năng động đời sống kinh tế và hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, kích thích tư duy sáng tạo và tính tích cực, chủ động của mỗi người nhờ sức hấp dẫn của lợi ích... thì kinh tế thị trường cũng bộc lộ ngày càng nhiều và gay gắt những mặt trái, tiêu cực, dẫn đến những hệ lụy xã hội nặng nề. Đó là sự cám dỗ của đồng tiền, lối sống tiêu dùng, hưởng lạc, là chủ nghĩa thực dụng và cơ hội, xem nhẹ và coi thường các giá trị tinh thần, phai nhạt lý tưởng, chà đạp lên các chuẩn mực đạo đức... Những khiếm khuyết trong cơ chế, chính sách, cùng những hạn chế, yếu kém trong quản lý càng làm cho tác động mặt trái và hệ lụy xã hội tiêu cực của kinh tế thị trường thêm gay gắt. Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường thâm nhập vào trong Đảng. Cán bộ, đảng viên, công chức trong các cơ quan đảng, nhà nước và đoàn thể, nếu không thường xuyên tự phấn đấu rèn luyện, không được thường xuyên giáo dục, kiểm tra, giám sát bởi Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước và của nhân dân thì sẽ rơi vào tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trước những cám dỗ của đồng tiền, địa vị, danh vọng. Suy cho cùng đó là do chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, vụ lợi, vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại tới lợi ích chung, lảng tránh nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội, tự đánh mất vai trò tiên phong của người đảng viên, làm tổn hại tới uy tín và thanh danh của Đảng. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động ngoài nước đã và đang tăng cường cấu kết với các tổ chức phản động trong nước tiếp tục thực hiện “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ Đảng, trước hết là chuyển hóa về tư tưởng chính trị với chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, làm tăng thêm những nguy cơ đã dự báo. Tình hình trên đòi hỏi cấp ủy, UBKT các cấp phải tăng cường xây dựng văn hóa đảng, văn hóa kiểm tra. Cần coi đây là một yêu cầu, một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài của toàn Đảng, trực tiếp là của ngành kiểm tra Đảng. Xây dựng văn hóa kiểm tra phải bắt đầu từ xây dựng con người - đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.
-----------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 5, tr. 521
Hà Quốc Trị/ThS, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Theo tapchicongsan.org.vn