Tại diễn đàn,ỗtrợdoanhnghiệpvừavànhỏnhằmthúcđẩycôngnghiệphỗtrợket quả laliga đại diện JETRO, Ban Quản lí khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM (HEPZA), Sở Công Thương TP.HCM và các doanh nghiệp (DN) đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến Đề án phát triển CNHT của TP.HCM và các văn bản pháp luật mới về CNHT, trong đó tập trung vào nút thắt lớn nhất trong việc phát triển CNHT là hỗ trợ DN vừa và nhỏ.
Thông tin về Đề án phát triển CNHT củan TP.HCM, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, Sở Công Thương đang tập trung cùng các đơn vị tư vấn hoàn thiện đề án phát triển CNHT đối với 6 ngành hàng, gồm: cơ khí điện tử viễn thông, chế biến tinh lương thực thực phẩm, cao su, nhựa, dệt may và da giày. Dự kiến các báo cáo về dự án sẽ hoàn tất trong tháng 1-2016.
Theo ông Đông, trong thời gian gần đây, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành CNHT. Cụ thể, ngay khi chưa có đề án CNHT, thành phố đã ban hành nhiều quyết định triển khai trong thực tiễn thành lập trung tâm phát triển CNHT trực thuộc sở Công Thương.
Trung tâm này sẽ tiếp nhận ý kiến và các dự án về CNHT liên quan đến thành phố, đồng thời phối hợp với các cơ quan tham mưu UBND thành phố ban hành sửa đổi quyết định kích cầu đầu tư trong đó tập trung sửa đổi các danh mục, phụ lục kèm theo hướng tập trung vào danh mục CNHT. Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã phối hợp với các cơ quan ban ngành tham mưu cho thành phố thành lập các nhà xưởng cao tầng về CNHT nhằm tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, nhà xưởng cho các DN.
Liên quan đến các văn bản mới về CNHT như Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển CNHT và các ưu đãi thuế đối với CNHT quy định tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ, ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban Hepza cho biết, theo các quy định nêu trên, DN đầu tư vào các ngành CNHTđã được hưởng mức thuế ưu đãi cao nhất giống như ưu đãi thuế đối với ngành công nghệ cao và được miễn thuế xuất nhập khẩu như các DN trong khu chế xuất.
Tuy đã có sự đổi mới đáng ghi nhận trong các quy định của pháp luật đối với ngành CNHT, tuy nhiên, theo ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Văn phòng JETRO của TP.HCM cho rằng, các chính sách phát triển CNHT vẫn mang tính khái quát chưa có các quy định cụ thể, đặc biệt là các quy định về hỗ trợ DN.
Theo ông Yasuzumi Hirotaka, cơ chế chính sách hỗ trợ DN vừa và nhỏ rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành CNHT. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ nói riêng và DN vừa và nhỏ trong ngành CNHT nói riêng còn rất hạn chế. Tại Nhật Bản, 4 triệu DN vừa và nhỏ được vay ưu đãi đầu tư lãi suất thấp của Chính phủ Nhật Bản. Tại Việt Nam hiện nay cơ chế cho vay ưu đãi với DN còn rất yếu trong khi các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh rất lớn, sẽ có rất nhiều DN phải rút ra khỏi thị trường nếu không được hỗ trợ ngay từ bây giờ. Do vậy, để xây dựng được nền tảng vững chắc cho ngành CNHT thì việc mà Việt Nam cần làm ngay là phải có các chính sách hỗ trợ thật cụ thể, thiết thực cho DN.
“ít nhất Việt Nam phải xây dựng được cơ chế cho các DN vừa và nhỏ trong 6 lĩnh vực ưu tiên tiếp cận được nguồn vốn vay như cơ cấu bảo lãnh tài chính và phải có đủ nguồn tài chính để đầu tư khi DN cần. Bên cạnh đó phải có các chính sách phù hợp để hỗ trợ, phải vận dụng hết các văn bản pháp luật để xây dựng cơ chế thông thoáng mới có thể thúc đẩy CNHT phát triển”, ông Yasuzumi Hirotaka nhấn mạnh.
Cùng quan điểm như trên, ông Nguyễn Trí Dũng, đại diện Công ty Minh Trần cho rằng, dù đã trải qua 10 năm phát triển nhưng ngành CNHT của Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ” một trong những nguyên nhân là do một số chính sách pháp luật của Việt Nam còn chưa sát với thực tế. Để giải quyết căn nguyên của vấn đề này, Nhà nước phải theo sát DN để đưa ra các chính sách sát phù hợp với tình hình thực tế và đưa ra các mô hình và biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách cụ thể đặc biệt là về các quỹ hỗ trợ DN./.