您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【bảng xếp hạng hai đức】Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Empire7772025-01-10 23:17:40【Nhận Định Bóng Đá】1人已围观

简介Theo kết luận, UBTVQH đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nướ bảng xếp hạng hai đức

TheỦybanThườngvụQuốchộikếtluậnvềdựánLuậtQuảnlývàđầutưvốnnhànướctạidoanhnghiệbảng xếp hạng hai đứco kết luận, UBTVQH đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Chính phủ và thẩm tra của Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách.

Đánh giá đây là một Luật hết sức quan trọng, có nhiều nội dung khó, mới và phức tạp. Để đảm bảo chất lượng dự án Luật, UBTVQH đề nghị Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến phát biểu tại phiên họp và ý kiến của Cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật.

Đồng thời, có phương án tiếp thu vào từng điều, khoản cụ thể, nhất là những quan điểm, vấn đề mới; những nội dung không tiếp thu cần giải trình đầy đủ, thuyết phục và cần khẳng định các quy định của dự thảo Luật này đảm bảo xử lý các vấn đề vướng mắc, bất cập để trình Quốc hội trước ngày 15/10/2024. Trường hợp không kịp tiếp thu, giải trình hoặc chưa bảo đảm đủ điều kiện thì Chính phủ đề xuất thời điểm báo cáo Quốc hội phù hợp, không vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp ngày 7/10.

Bên cạnh đó, UBTVQH đề nghị Chính phủ lưu ý tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng. Trong đó cần tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp, chức năng quản trị kinh doanh doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc Nhà nước là chủ sở hữu đầu tư vốn nhưng không can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cùng với việc có cơ chế quản lý chặt chẽ, tránh lạm dụng làm thất thoát tài sản nhà nước, gắn trách nhiệm của đơn vị, người đại diện vốn nhà nước và tăng cường tính công khai, minh bạch về thực trạng tài chính, hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước và của nhân dân đối với vốn của Nhà nước.

Luật chỉ quy định vấn đề đã chín, đã rõ, thực tiễn chứng minh là đúng, có sự đồng thuận, thống nhất cao và thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không luật hóa các vấn đề chưa ổn định do các quan hệ kinh tế - xã hội đang trong quá trình vận động, có nhiều thay đổi.

“Đảm bảo thực hiện theo quan điểm trong Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN là “DNNN tập trung vào các lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư, hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật và làm tốt vai trò dẫn dắt, phát triển doanh nghiệp, thành phần kinh tế khác thực sự trở thành nòng cốt phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ” “, kết luận nêu rõ.

UBTVQH cũng yêu cầu rà soát phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các điều khoản quy định trong dự thảo Luật để đáp ứng yêu cầu sửa đổi luật, không tạo ra khoảng trống pháp lý, đảm bảo nguyên tắc xuyên suốt ở đâu có vốn của Nhà nước thì ở đó phải có quản lý của nhà nước với biện pháp, mức độ phù hợp, kể cả ở các doanh nghiệp vốn nhà nước chiếm tỷ lệ dưới 50% hoặc các doanh nghiệp mà DNNN thực hiện đầu tư, góp vốn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho ý kiến về phiên họp

Đồng thời, rà soát để bảo đảm nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật có liên quan. Rà soát các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn, nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định công tác nhân sự, chiến lược, kế hoạch, danh mục cơ cấu lại vốn; phân định đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp…

UBTVQH giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách thẩm tra chính thức khi Chính phủ bổ sung đầy đủ hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, thảo luận.

Trước đó, trong phiên họp ngày 7/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc sửa đổi Luật này là phải “đủ chín, đủ rõ” thì mới sửa, để Luật sửa đổi là phải tốt hơn Luật cũ. Ngoài ra, việc đổi Luật đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo đúng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hay các Nghị quyết, Chỉ thị khác.

Đồng thuận với quan điểm trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu Chính phủ và các cơ quan cần rà soát lại toàn bộ dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đúng theo nội dung Nghị quyết số 12-NQ/TW. Việc sửa đổi Luật cũng phải đảm bảo giảm chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế cơ chế xin cho; đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra./.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc sửa đổi Luật là phải làm rõ nhiệm vụ nào do Quốc hội quy định, trách nhiệm nào do Chính phủ thực hiện; tăng cường phân cấp, phân quyền của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp; tính đồng bộ, thống nhất của dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các luật liên quan khác.

很赞哦!(8517)