Đó là thông tin tại cuộc họp giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều ngày 20/6/2017,ỷđồngchonútgiaoAnDươbóng nhựa .net tại Hà Nội.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Chí Cường - Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, công trình với chiều dài cầu vượt là 271m, bề rộng 10m, theo hướng đường Yên Phụ - Nghi Tàm (vượt qua nút giao), nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông nút giao An Dương - đường Thanh Niên, tạo thuận lợi cho việc kết nối nhanh giữa quận Ba Đình với sân bay Nội Bài thông qua tuyến đường cầu Nhật Tân; đồng thời, tạo thuận lợi cho việc kết nối khu vực ngoài đê vào nội đô qua cửa khẩu An Dương.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình giao thông TP Hà Nội sẽ thay thế một phần kết cấu đê đất bằng kết cấu tường chắn bằng bê tông cốt thép dạng chữ L đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, kéo dài 1,1km nhưng không làm thay đổi cao trình đê. Cùng với đó, mở rộng cửa khẩu An Dương từ hai khoang lên ba khoang, xây mới ba cửa khẩu để thay thế các dốc lên đê hiện có tại vị trí các ngõ 108, 276 và 310 Nghi Tàm.
Tổng vốn đầu tư dự án 311,988 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 251,6 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án là 3,6 tỷ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dung là 13,1 tỷ đồng, chi phí khác 12,4 tỷ đồng, chi phí dự phòng 31,1 tỷ đồng. Với tổng số vốn đầu tư này, dự kiến sẽ hoàn thành công trình sau 7-7,5 tháng thi công, chia làm 3 giai đoạn.
"Hiện tại, Ban quản lý dự án đang triển khai các thủ tục phê duyệt hồ sơ thiết kế..., lựa chon nhà thầu xây dựng, xin cấp phép thi công hạng mục di chuyển cấp nước, di chuyển điện, thi công cầu... Dự kiến sẽ hoàn chỉnh các thủ tục này trong tháng 6 để có thể triển khai thi công trong tháng 7/2017 và phấn đấu hoàn thành công trình sau 7 - 7,5 tháng thi công" - ông Cường nói.
Ông Cường khẳng định, đây là một trong 8 công trình trọng điểm của thành phố để góp phần chống ùn tắc giao thông nên có cơ chế đặc thù để thi công đúng tiến độ đề ra. Đặc biệt, cam kết các chi phí đầu tư xây dựng sẽ được quản lý chặt chẽ tránh phát sinh vốn.
Phúc Nguyên