【số liệu thống kê về serie b】Sức sống công nghiệp nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,ứcsốngcngnghiệsố liệu thống kê về serie b công nghiệp nông thôn càng thể hiện vai trò là “đòn bẩy” trong phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực và tự tin hội nhập cho các cơ sở công nghiệp nông thôn này.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, trao giấy chứng nhận, cúp cho các cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực.
Đổi thay từ cơ sở
Mới hoạt động hơn 3 năm, nhưng chặng đường phát triển Cơ sở trà mãng cầu Phụng Phát, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp của chị Lê Kim Phụng Em có nhiều dấu ấn đáng nhớ. Bởi, so với thời điểm mới vào nghề, tập tành làm trà từ đồ nghề của người nội trợ như dao, thớt, chảo thì nay cơ sở đã thuê thêm nhân công, đưa máy móc vào hầu hết các công đoạn làm trà.
Chị Lê Kim Phụng Em chia sẻ: “Trong suốt thời gian vừa sản xuất, kinh doanh, tôi nhanh chóng nhận ra thị trường luôn thay đổi, đòi hỏi ngày càng cao và cạnh tranh rất lớn. Để khép kín quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ nguyên hương vị và đa dạng mẫu mã cần đến các loại máy móc hiện đại, hướng tới tiêu chuẩn cao hơn”.
Trong 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia được công nhận tại Hậu Giang thì có đến 2 sản phẩm chế biến từ cá thát lát.
Từ dạng hũ nhựa, đến nay trà mãng cầu Phụng Phát có thêm nhiều loại mẫu mã, quy cách đóng gói khác nhau cho từng đối tượng khách hàng như hộp giấy, gói, túi khóa zip… Năm ngoái, trước nhu cầu thị trường, chị Phụng Em mạnh dạn đầu tư máy làm trà túi lọc tiện lợi sử dụng và dễ mang theo, phù hợp với xu hướng năng động của giới trẻ, nhân viên văn phòng. Trợ lực cho nỗ lực làm mới sản phẩm của cơ sở, chương trình khuyến công còn hỗ trợ 50% kinh phí mua máy. Nhờ sản phẩm đa dạng, bắt kịp xu hướng mà số đại lý phân phối, thị trường của cơ sở ngày càng mở rộng, ngoài thời gian dịch bệnh thì trung bình cơ sở cung ứng 400-500kg trà thành phẩm mỗi tháng. Đặc biệt ở mùa xuân này Cơ sở trà mãng cầu Phụng Phát đang ngập tràn niềm vui, khi mới đây sản phẩm trà mãng cầu của cơ sở được vinh danh là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) cấp quốc gia năm 2021.
Kỳ bình chọn sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia năm 2021 có sự cạnh tranh lớn, khi số lượng sản phẩm tham gia nhiều nhất từ trước tới nay, với 310 sản phẩm đến từ 58 tỉnh, thành phố, đa số đều là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương. Đợt này, cá thát lát Hậu Giang góp mặt với 2 sản phẩm.
Một trong những đơn vị tiên phong phát triển sản phẩm từ cá thát lát, sản phẩm cá thát lát rút xương tẩm gia vị của Công ty TNHH Tân Hậu Giang, thành phố Vị Thanh, cũng mới được vinh danh trong các đợt bình chọn sản phẩm CNNTTB. Có mặt trên thị trường hơn 10 năm, các sản phẩm từ cá thát lát của cơ sở càng ngày đa dạng và có hệ thống đại lý cả nước. “Vẫn là sản phẩm truyền thống, gắn liền hương vị quê hương quen thuộc với người tiêu dùng gần xa, nhưng càng về sau, cải tiến máy móc, đổi mới thiết kế và bao bì là bước ngoặc mang lại kết quả ngoài mong đợi. Khâu chế biến đã có thêm máy quết có thể làm khoảng 700kg nguyên liệu mỗi giờ, chất lượng chả cá đồng đều hơn so với làm thủ công mà chỉ cần 1-2 công nhân điều khiển”, bà Lý Hồng Tiên, Công ty TNHH Tân Hậu Giang, chia sẻ.
Ngoài ra, dù năm 2021 vừa qua nhiều khó khăn nhưng cơ sở cũng ký kết được hợp đồng kinh doanh và phát triển sản phẩm cá thát lát tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ. Tham gia cung ứng hơn 1.000 combo nông sản các loại, trong đó ngoài cá thát lát còn có khô lòng tong, cá lóc tẩm gia vị.
Còn Hợp tác xã Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, cũng mang vinh dự về cho tỉnh trên bản đồ các sản phẩm CNNTTB quốc gia với sản phẩm chả cá thát lát tươi. Qua chặng đường bình chọn từ cấp tỉnh, cấp khu vực và quốc gia, bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc Hợp tác xã, cho rằng: Sản phẩm đến nay đã hoàn thiện về chất lượng lẫn mẫu mã. Khi được bình chọn qua từng đợt, đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe để có thêm nhiều cơ hội tiếp cận thị trường. So với lần đầu tham gia, đến nay Hợp tác xã Kỳ Như đã trưởng thành rõ rệt khi phát triển hơn 10 sản phẩm từ thủy sản và có khoảng 20 đại lý, cửa hàng trên cả nước. Mỗi tháng thu mua ổn định hơn 30 tấn nguyên liệu cho các thành viên và nông dân.
Chắp cánh cho cơ sở công nghiệp nông thôn
So với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp quy mô lớn, các cơ sở CNNT cũng là một bộ phận cấu thành ngành công nghiệp, đồng thời gắn bó với sản xuất nông nghiệp, kinh tế - xã hội ở nông thôn của tỉnh. Sản phẩm CNNT hội tụ nhiều yếu tố về khả năng sản xuất, thị trường, công nghệ và văn hóa…, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Ghi nhận và tôn vinh sản phẩm CNNTTB nhằm khuyến khích, tạo động lực để các cơ sở CNNT không ngừng phấn đấu.
Ông Nguyễn Văn Thậm, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, thông tin: Dù công tác bình chọn sản phẩm CNNTTB năm 2021 diễn ra trong thời gian có dịch Covid-19, nhưng số lượng sản phẩm đăng ký tham gia tăng cao so với đợt bình chọn năm 2019, với tổng cộng 51 sản phẩm từ 35 cơ sở. Tỉnh đã công nhận 44 sản phẩm và chọn 23 sản phẩm tiêu biểu để tham gia bình chọn cấp khu vực năm 2022. Trong đó sản phẩm thuộc nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản chiếm ưu thế lớn. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển, chứng tỏ mức độ quan tâm, đầu tư của cơ sở CNNT vào khai thác tiềm năng địa phương.
Bên cạnh công nhận sản phẩm tiêu biểu, ngành công thương tiếp tục có các chương trình hỗ trợ về ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, giúp cơ sở có điều kiện nâng cao năng suất. Đây là nội dung trọng tâm trong chương trình khuyến công quốc gia khi riêng năm 2021 nguồn vốn cho hoạt động này chiếm hơn 68% tổng kinh phí.
Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh, trong năm 2021 có 2 đơn vị đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến thụ hưởng từ chương trình khuyến công quốc gia và 8 đề án từ kinh phí khuyến công địa phương dù trong điều kiện ảnh hưởng dịch Covid-19. Ngoài ra, các cơ sở cũng được quan tâm nhiều hơn trong các chương trình xúc tiến thương mại, đăng ký thương hiệu cũng như tham gia các sàn giao dịch điện tử. Vừa qua, các cơ sở có sản phẩm tiêu biểu còn xuất hiện tại gian hàng ảo của tỉnh tham gia Hội nghị kết nối cung cầu Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Công nghiệp nông thôn trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua có bước phát triển khá, thu hút được nhiều thành phần kinh tế đầu tư. Trong số 200 sản phẩm được Bộ Công thương ra quyết định công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021, Hậu Giang có 5 sản phẩm, nhiều nhất từ trước tới nay và tăng 3 sản phẩm so với năm 2019. Trong giai đoạn 2016-2020, ngành công thương đã thực hiện 43 đề án hỗ trợ cho các cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, với tổng kinh phí trên 9,5 tỉ đồng từ các nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương. |
THIÊN NGỌC