Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyễn Huế |
Nguyên liệu nhập khẩu của dệt may,ýsẽlàđỉnhđiểmthiếuhụtđơnhàngcủacácdoanhnghiệpdệty le keo la liga giày dép chưa phục hồi (HQ Online) - Vừa gặp khó về đầu ra khi một số đối tác ở các thị trường quan trọng là Mỹ, Liên minh châu ... |
Doanh nghiệp dệt may TPHCM kiến nghị tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid -19 (HQ Online) - Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM (AGTEK) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Lao ... |
Theo số liệu đưa ra trong báo, trong 2 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu sợi của Việt Nam giảm 16% so với cùng kỳ năm 2019do tình hình dịch bệnh bùng phát Trung Quốc (thị trường xuất khẩu sợi lớn nhất của Việt Nam) khiến các nhà máy dệt tại trung Quốc phải ngưng hoạt động từ đó giảm nhu cầu nhập khẩu sợi từ Việt Nam.
Trong tháng 3/2020, các doanh nghiệp dệt ở Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại, như vậy các doanh nghiệp sợi Việt Nam sẽ không còn bị tác động trực tiếp ở đầu ra. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu dệt may toàn cầu sụt giảm, các doanh nghiệp sợi cũng sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng.
Lâu nay dệt nhuộm luôn là điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp dệt khá ít và chủ yếu sản xuất để phục vụ thị trường nội địa. Khi chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu bị gián đoạn trong haitháng đầu nămcác doanh nghiệp dệt ít bị ảnh hưởng hơn so với doanh nghiệp sợi và doanh nghiệp may. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu dệt may toàn cầu sụt giảm, các doanh nghiệp dệt cũng sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng.
Trong2 tháng đầu nămgiá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc do dịch bệnh bùng phát ở các thị trường này khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc gặp khó khăn. Trong khi đó, thị trường Mỹ và EU vẫn duy trì được mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019. Đến tháng 03/2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Mỹ và EU, một số khách hàng lớn ở hai thị trường này đã thông báo giãn hoặc hủy đơn hàng may mặc của Việt Nam. Tình trạng giãn hoặc hủy đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp có khả năng bị mất thanh khoản do vốn bị tồn đọng ở nguyên phụ liệu và thành phẩm, trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương để giữ chân người lao động.
Tính tới thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh đã bắt đầu được kiểm soát tại thị trường Trung Quốc, nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp may và đầu ra cho các doanh nghiệp sợi đã dần ổn định trở lại. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh lại dần trở nên nghiêm trọng tại Mỹ và EU (hai thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới) và hiện chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Do đó, nhu cầu dệt may toàn cầu trong thời gian tới có nguy cơ sụt giảm mạnh và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Theo dự báo của FPTS, quý 2/2020 là giai đoạn đỉnh điểm của tình trạng thiếu hụt đơn hàng sản xuất của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, và tình trạng này còn kéo dài đến quý 3/2020 hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia