Sau vụ việc một số học sinh ở các trường trên địa bàn thành phố Vị Thanh có hiềm khích dẫn đến đánh nhau,ụcđạođứchọcsinhcđangbịxemnhẹdự đoán atletico madrid gây chết người, dư luận đang đặt câu hỏi liệu giáo dục đạo đức cho học sinh đang bị xem nhẹ ?
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức về pháp luật trong học sinh là điều cần đẩy mạnh. Trong ảnh là phiên tòa giả định được tổ chức tại Trường THPT Vị Thanh.
Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”
Mới đây, dư luận xã hội đang hoang mang vì một vụ trọng án xảy ra trên địa bàn thành phố Vị Thanh, mà đối tượng gây án đang được điều tra, theo dõi là trẻ vị thành niên, trong đó có nhiều em đang ngồi trên ghế nhà trường và mới học đến THCS. Ông Nguyễn Văn Sang, một người dân ở phường V, chia sẻ: “Mấy hôm nay, hễ ngồi uống cà phê là nghe mọi người bàn tán với nhau về vụ đánh nhau của mấy đứa trẻ mới 15-16 tuổi mà kéo nhau định đua xe, rồi gây gổ, đánh nhau dẫn đến tai nạn đáng tiếc. Không ngờ tụi nhỏ bạo lực quá, đánh nhau làm chết người và còn có một em bị thương đang cấp cứu. Hỏi ra, mới biết tụi nhỏ có một số là học sinh”.
Vụ đánh nhau gây chết người trên xảy ra vào 22 giờ ngày 10-4, gần Khu đô thị Cát Tường, phường V. Các nhóm thanh niên, trong đó có các em học sinh của 3 trường trên do mâu thuẫn đã kéo bạn đến đánh nhau. Kết quả là một học sinh bị thương nặng đang được cấp cứu tại bệnh viện và em N.H.N. đã tử vong (N. đã nghỉ học 2 năm).
Đại diện Ban giám hiệu một điểm trường cho biết: Công an thành phố đã có giấy thông báo gửi về nhà trường về tình hình vụ việc. Trong danh sách có 4 học sinh trường có mặt khi vụ án xảy ra. Trong đó, có 3 em được gia đình bảo lãnh, nhà trường đang phối hợp với gia đình để quản lý các em. Hiện các em vẫn đến trường học tập bình thường. Còn một học sinh lớp 9 đang bị tạm giữ để điều tra vụ việc. Ở trường các em này thuộc diện học sinh cá biệt, ban giám hiệu nhà trường đã kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên theo dõi, uốn nắn, giáo dục đạo đức các em.
Điều đáng nói là cả 3 trường học này đều đã và đang thực hiện nhiều mô hình giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. Hiện các mô hình đang được báo cáo là phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, vì sao lại xảy ra sự việc đáng tiếc trên? Nguyên nhân từ đâu, do ai? Tình trạng tội phạm xã hội ngày càng trẻ hóa do đâu? Phải chăng đã quá dễ dãi với các em?...
Nhà trường, gia đình và cộng đồng đều phải có trách nhiệm
Bà Bạch Thị Duy Liên, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quí Đôn, cho biết: “Với những học sinh cá biệt, chưa ngoan, đa phần là các em thiếu sự quan tâm từ gia đình, mỗi lần họp mời, trao đổi về tình hình học tập là các phụ huynh này không đến, trao đổi qua điện thoại hay group học tập trên mạng xã hội đều không có trả lời. Nhà trường cần lắm sự phối hợp để cùng với gia đình, nhà trường, xã hội chung tay hỗ trợ, hướng dẫn để các em có lối sống, đạo đức chưa tốt sẽ tốt hơn”.
Bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã nỗ lực, đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tuy nhiên, rõ ràng, trước những tác động tiêu cực của môi trường xã hội, sự suy thoái đạo đức của một bộ phận con người trong cộng đồng, mạng xã hội mà trong đó, trách nhiệm, sự quan tâm, giáo dục chưa đúng mức của gia đình... là nguyên nhân không nhỏ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành đạo đức, lối sống cho học sinh, thanh thiếu niên hiện nay.
Tại Trường THPT Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, để ngăn ngừa tình trạng tội phạm xã hội ngày càng trẻ hóa, cùng với việc đẩy mạnh dạy văn hóa kết hợp dạy kỹ năng sống, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được đẩy mạnh. Cụ thể như, mở một phiên tòa giả định ngay tại trường để học sinh được tận mắt chứng kiến một buổi xử án tại tòa. Anh Nguyễn Hoài Nhớ, Bí thư Đoàn Trường THPT Vị Thanh, chia sẻ: “Từ năm học 2018-2019 đến nay, Đoàn Trường THPT Vị Thanh đã phối hợp với Đoàn khoa Kinh tế - Luật Trường Đại học Trà Vinh tổ chức phiên tòa giả định. Tổ chức hoạt động này hàng năm là nhà trường muốn đổi mới hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật trong học sinh. Đồng thời là thông điệp gửi gắm đến các em phải biết nâng cao nhận thức, hiểu biết và chấp hành nghiêm pháp luật, rèn luyện đạo đức, trau dồi kỹ năng sống”.
Hay tại Trường THCS Ngô Quốc Trị, huyện Vị Thủy, Câu lạc bộ pháp luật của nhà trường đang là điểm sáng trong việc chủ động, tích cực tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Nhiều học sinh chưa ngoan đã được đoàn trường hỗ trợ và có thay đổi trong nhận thức rõ rệt. Còn tại Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Phụng Hiệp, mô hình “Giáo dục thanh thiếu niên tuổi học đường không vi phạm pháp luật Trường THPT Lương Thế Vinh” được nhà trường nhân rộng hiệu quả. Ông Lê Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết: “Để giáo dục học sinh chưa ngoan, cần lắm cái tâm của người thầy và quan trọng nhất vẫn là công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, hỗ trợ giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường không mong các em này học giỏi, chỉ mong bằng sự quan tâm, yêu thương và những phương pháp hỗ trợ tích cực như tổ chức nhiều sân chơi, hoạt động trải nghiệm, hội thi tìm hiểu pháp luật, giáo dục kỹ năng sống… để học sinh tự tin, tự học và ý thức hơn trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội”.
Chấn chỉnh giáo dục đạo đức học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tăng cường, đa dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật, sân chơi rèn luyện kỹ năng sống trong học sinh… đang là yêu cầu cấp bách trước nguy cơ bạo lực học đường có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trên hành trình giáo dục đạo đức đó, không thể khoán trắng cho trường học mà cần phải có sự chung tay của gia đình, cộng đồng. Rõ ràng, đây là hành trình đầy khó khăn trước nhiều sự tác động đến nhân cách các em như hiện nay!
Bài, ảnh: CAO OANH