【kèo trận liverpool】Nâng cao hiệu quả quản lý phân cấp ngân sách Nhà nước
Mới đây,ângcaohiệuquảquảnlýphâncấpngânsáchNhànướkèo trận liverpool tại hội thảo về “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, đánh giá về thực trạng của quá trình đổi mới quản lý phân cấp NSNN, PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam cho rằng, các hoạt động này đã có nhiều thay đổi giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực, nguồn thu tại địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chi, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân.
Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể, quá trình đổi mới phân cấp NS vẫn cần nhiều thay đổi tích cực hơn nữa để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn xã hội.
Nói về một số hạn chế của phân cấp NS, ông Tô Nguyên, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính NS, Bộ Tài chính cho biết, phân cấp quản lý NS cho địa phương chưa phát huy được tính chủ động của chính quyền địa phương.
Ví dụ, địa phương được giao quyền tự chủ về NS nhưng một số khoản thu lại quy định tỷ lệ phần trăm tối thiểu mà NS xã, thị trấn được hưởng nên gây khó khăn do không điều chuyển được NS từ nơi thừa sang nơi thiếu. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ chi của NS địa phương mang tính dịch vụ công nhưng việc sử dụng NSNN lại chỉ thực hiện khép kín trong từng đơn vị hành chính, chưa có sự liên kết nên hiệu quả chi còn hạn chế.
Trên thực tế, các chuyên gia đều nhận định, Luật NSNN 2015 với hiệu lực từ năm NS 2017 đã có những quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn nhằm giải quyết được những bất cập còn tồn tại theo luật cũ như: phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS Trung ương với NS địa phương theo hướng tăng nguồn thu cho NS địa phương và thúc đẩy địa phương phấn đấu để chủ động cân đối NS…
Để đạt được mục tiêu và yêu cầu phân cấp NSNN theo luật mới, PGS.TS Đặng Văn Thanh đã đề xuất một số giải pháp cần sự vào cuộc, triển khai của các cơ quan chức năng.
Theo đó, Nhà nước cần phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương trong quyết định NS để khắc phục sự chồng chéo về quyền quyết định dự toán NS giữa Quốc hội với Hội đồng nhân dân, giữa Hội đồng nhân dân cấp trên với cấp dưới.
Bên cạnh đó, các hoạt động liên quan đến NSNN cần có sự thận trọng và giám sát chặt chẽ bội chi NS cấp tỉnh của tổng địa phương, tránh tình trạng dồn gánh nặng cho nền kinh tế.
Để làm được như vậy, PGS.TS Thanh cho rằng cần có sự phân công rành mạch trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và quản lý các Quỹ tài chính tiền tệ của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước tham gia với Bộ Tài chính trong việc xây dựng dự toán NS và phối hợp với Bộ này thực hiện vay bù đắp thiếu hụt NS.
Do vậy, sự phân cấp trong lĩnh vực chấp hành NS cần được thực hiện thông qua sự phối hợp của 3 cơ quan là cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và Kho bạc Nhà nước để đảm bảo quyền chủ động thực sự của đơn vị sử dụng NS. Theo đó, các đơn vị cần tuân thủ quy trình chi mới để dự toán NS Nhà nước được giao là khuôn khổ pháp lý cao nhất, Kho bạc Nhà nước là trung tâm xử lý thông tin và tổ chức hách toán NSNN và ngân quỹ Quốc gia.
Có thể thấy, việc phân cấp quản lý NSNN khi được thực hiện cần phải quán triệt quan điểm quyền lực Nhà nước là thống nhất, các cơ quan đơn vị thực thi cần thực hiện tốt, mạnh mẽ, quyết liệt hơn để có một nền tài chính vững mạnh.