Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong tuần này | |
Hợp tác quốc tế thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ | |
Thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ,óikíchthíchkinhtếsẽtácđộngnhưthếnàođếnthịtrườngchứngkhoáchaves đấu với benfica trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế |
Không tăng mạnh nhưng vẫn nhiều cơ hội cho thị trường
Theo các chuyên gia, gói kích thích kinh tế rất lớn lên tới 800.000 tỷ đồng (tương đương 35 tỷ USD) dự kiến triển khai từ đầu 2022 trong bối cảnh thị trường chứng khoán hoàn toàn khác thời điểm năm 2009. Theo đó, thị trường hiện không phải đang suy thoái mà lúc này đang đạt đỉnh cao lịch sử mới. Do đó, tác động của gói kích thích này lên thị trường sẽ có những điểm khác biệt.
Cùng với đó, kinh nghiệm kiểm soát không chặt mục đích sử dụng vốn thời kỳ 2009 khiến thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng quá nóng, để lại nhiều hệ lụy cũng là những lưu ý cho việc giám sát gói kích thích kinh tế sắp tới
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT FiinGroup nhấn mạnh, rất khó để kỳ vọng gói hỗ trợ 800.000 tỷ đồng tạo sức bật lớn với chứng khoán như giai đoạn 2009.
Về lí do, đại diện FiinGroup cho biết, giai đoạn 2009 thanh khoản hệ thống ngân hàng rất yếu, lạm phát cao, trong khi hiện nay chúng ta không gặp vấn đề đó.
Bên cạnh đó, tổng giá trị gói kích thích kinh tế giai đoạn 2009-2013 cũng khá lớn, lên tới 150 ngàn tỷ đồng, khoảng 8% GDP năm 2008, không kém gì quy mô dự kiến của gói hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng không chứng kiến sự tác động lớn vào chứng khoán cả giai đoạn sau đó, mặc dù gói kích cầu giúp cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp là có thể, nhưng điều này không thể đến một sớm một chiều.
Đồng thời, giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2009 thị trường chứng khoán còn nhỏ bé với hơn 200 mã, vốn hoá 400.000 tỷ đồng, bằng 1/20 quy mô hiện tại, do đó nhiều cổ phiếu dễ tăng bằng lần. Có đến 72 cổ phiếu tăng 2 lần kể từ khi đón nhận thông tin về gói kịch thích kinh tế cho đến khi bắt đầu thực hiện kích cầu, như cổ phiếu xây dựng, sắt thép, bất động sản, ngân hàng, chứng khoán… Hiện tại quy mô thị trường đã lớn hơn rất nhiều với 1.700 cổ phiếu niêm yết, vốn hoá vượt quy mô GDP.
Đại diện FiinGroup cũng cho rằng, gói hỗ trợ lãi suất lần này có định hướng và có trọng tâm, trọng điểm, hướng tới một số đối tượng, địa bàn chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19 thay vì cách làm được xem là "tràn lan" và để lại một số hệ lụy như giai đoạn trước đây. Khả năng tiền thật bơm ra ngoài ít nên cũng không quá kỳ vọng vào việc cổ phiếu sẽ tăng bằng lần trong thời gian tới.
Tuy vậy, theo ông Thuân, dù mức tăng không thể tính bằng lần, song vẫn có cơ hội trên thị trường, và sẽ có sự phân hoá. Bởi xét về định giá, chứng khoán hiện nay vẫn ở mặt bằng định giá chưa cao, do đó, tác động sẽ vẫn tích cực đến bối cảnh chung của thị trường, đặc biệt là nhóm các cổ phiếu của doanh nghiệp lớn, triển vọng kinh doanh tốt mà giá chưa lên.
Thị trường tăng trưởng do tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư
Theo TS. Quách Mạnh Hào, Giảng viên Đại học Lincoln (Vương quốc Anh), người sáng lập QMV Group, bối cảnh gói kích thích kinh tế lần 2 khác hoàn toàn so với lần 1.
Nếu như năm 2009, kinh tế chuyển từ trạng thái thiếu tiền sang thừa tiền, việc bơm thanh khoản quá mức đã dẫn tới sự tăng trưởng của các thị trường tài sản, trong đó có chứng khoán, thì năm nay, tiền trên thị trường rất nhiều, thanh khoản hệ thống ngân hàng luôn dồi dào, nhưng cỗ máy kinh tế chưa thể khôi phục để chạy đã khiến thị trường chứng khoán tăng.
Đáng chú ý, kể từ khi thông tin về gói hỗ trợ được hàm ý đưa thông qua các phát biểu của chính khách, chuyên gia kinh tế, mức độ rủi ro chung trên thị trường có xu hướng giảm. Khi đó, định giá tài sản được dâng lên. Đây một trong những yếu tố giúp chứng khoán thời gian gần đây tiếp tục tăng vọt.
Theo TS. Quách Mạnh Hào, tâm lý phổ biến là nhà đầu tư đang kỳ vọng một cách tích cực vào gói hỗ trợ kinh tế, điều này kéo theo sự tăng trưởng tích cực của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, những người thiết kế gói kích thích kinh tế hiện nay là họ đang muốn làm sao để chuyển đổi lượng tiền thực tế đã bơm ra nhưng chưa được sử dụng để nó quay trở về đúng mục tiêu, là đi vào các dự án về cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội… Điều này cũng giải quyết được bài toán rủi ro lạm phát.
Do đó, khi gói hỗ trợ chính thức được công bố, cỗ máy kinh tế bắt đầu hoạt động bình thường, thị trường chứng khoán sẽ phải cạnh tranh với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn tiền của xã hội. Do đó, không thể quá mong mỏi vào những điều đã xảy ra trong quá khứ.