TheếtbịnguyhiểmlàmlộvịtrícủabinhsĩNgavàUkrainetrêntiềntuyến kq vlo Thiếu tướng quân đội Mỹ Curtis Taylor, điện thoại di động còn là thiết bị nguy hiểm có thể khiến những người lính mang theo chúng bị mất mạng.
Chia sẻ với tạp chí Foreign Policy, tướng Taylor cho hay các huấn luyện viên của quân đội Mỹ đã cảnh báo binh sĩ về mức độ nguy hiểm khi sử dụng điện thoại di động trong khi tác chiến.
Ông Taylor đã nhắc lại một sự cố trong quá trình huấn luyện, khi nhóm của ông có thể xác định được vị trí của một chiếc trực thăng tàng hình Apache, mà lẽ ra không thể phát hiện được khi nó đi qua hệ thống phòng không. Nguyên nhân là vì điện thoại di động của phi công vẫn hoạt động.
Tướng Mỹ đã so sánh mức độ nguy hiểm của điện thoại di động với việc hút thuốc lá trong Thế chiến thứ Hai. Bởi chỉ cần tia lửa của que diêm, hoặc ánh sáng của điếu thuốc có thể giúp các tay súng bắn tỉa xác định được mục tiêu để bắn.
Trên thực tế, trong xung đột ở Ukraine, việc sử dụng dữ liệu di động để tấn công các vị trí của đối phương cũng đã được áp dụng.
Hồi tháng 1, báo cáo của công ty an ninh mạng Enea đã nhắc tới cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào một doanh trại của Nga ở thành phố Makiivka trong đêm giao thừa năm 2022.
Khu vực này sau đó bị Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) của Ukraine tấn công. Theo các nguồn tin Nga, 89 binh sĩ đã thiệt mạng. Song phía Ukraine cho rằng, con số này là khoảng 400 lính Nga.
Trong một tuyên bố sau vụ việc, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận vụ tấn công xảy ra sau khi các lính dự bị Nga bật điện thoại di động lên, từ đó các cơ quan tình báo Ukraine đã xác định được vị trí của họ.
“Rõ ràng nguyên nhân chính dẫn đến sự việc là do việc bật, và sử dụng rộng rãi điện thoại di động trong vùng tiếp cận của vũ khí đối phương. Hành động này là trái với lệnh cấm. Nó đã giúp đối phương xác định được vị trí và tọa độ của binh sĩ để tấn công bằng tên lửa", Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Trên thực tế, Nga có thể cũng sử dụng chiến thuật tương tự để tạo ra lợi thế trong vùng xung đột. Theo Sky News, Nga đang dùng hệ thống tác chiến điện tử Leer-3 có khả năng xác định 2.000 điện thoại trong phạm vi 6km để tìm ra địa điểm hoạt động của quân đội Ukraine.
Nhà sản xuất quốc phòng Mỹ Lockheed Martin cho rằng, tác chiến điện tử sử dụng quang phổ điện từ bao gồm các tín hiệu như vô tuyến, hồng ngoại hoặc radar, có thể phá vỡ khả năng sử dụng các tín hiệu của đối phương. Nó đã đóng vai trò quan trọng trong xung đột Nga – Ukraine nhờ khả năng xác định mục tiêu, và chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV).