【trực tiếp bóng đá cúp c3】Mùa Vu lan không nghi thức bông hồng cài áo...
Mùa Vu lan năm nay người dân không đến chùa thắp hương,ứcbnghồtrực tiếp bóng đá cúp c3 không thực hiện nghi thức bông hồng cài trên áo. Nhưng nét văn hóa đầy nhân văn này vẫn được gìn giữ và thể hiện bằng tâm nguyện, bằng hành động riêng của mỗi người với đấng sinh thành...
Ni sư Thích Nữ Diệu Nguyện thắp hương cầu bình an đến với mọi người nhân mùa Vu lan...
Vu lan đặc biệt
Đây là năm đầu tiên các nhà chùa ở Hậu Giang không tiếp khách dịp này, chỉ vài người đến thắp hương, giúp nhà chùa làm những công việc nhỏ, như nấu mâm cơm chay, nồi kiểm cúng Phật, sau đó gửi đến các lực lượng đang làm nhiệm vụ trực các chốt kiểm soát dịch Covid-19…
Ni sư Thích nữ Diệu Nguyện, Trụ trì chùa Phổ Minh, phường IV, thành phố Vị Thanh, cho biết: Hàng năm, chùa tổ chức Nghi thức Bông hồng cài áo vào ngày 9-7 Âm lịch, trước khi lễ chính gần một tuần và mời người dân đến dự. Ở lễ này, nhà chùa sẽ giảng giải ý nghĩa khuyên mọi người hiếu thảo, chăm lo tốt cho đấng sinh thành. Năm nay, dịch bệnh phức tạp, nên chùa đóng cửa, không tiếp khách và cũng không tổ chức. Mọi người sẽ tưởng nhớ người thân đã khuất trong tâm và thể hiện sự hiếu thảo với đấng sinh thành bằng những việc làm thiết thực trong cuộc sống hàng ngày…
Với Nhóm thiện nguyện tại chùa Bảo Tịnh, phường VII, thành phố Vị Thanh, mùa này hoạt động tích cực hơn. Đại đức Thích Quảng Nguyên, Phó Thư ký, Chánh Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hậu Giang, Trụ trì chùa Bảo Tịnh, chia sẻ: “Chúng tôi tập trung làm từ thiện, giúp đỡ lương thực thực phẩm cho bà con gặp khó khăn, thăm lực lượng đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Mỗi phật tử đến chùa lễ Phật nhân mùa Vu lan báo hiếu để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền và cha mẹ quá vãng. Trong mùa Vu lan năm nay vì tình hình dịch bệnh không tổ chức được nghi thức cài hoa hồng, khi phật tử đến chùa chỉ tâm niệm đã cài hoa hồng trắng hoặc đỏ, để thể hiện tấm lòng tôn kính với cha mẹ”...
Hiếu kính mẹ cha - Đạo lý muôn đời phải giữ
Vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo của những người con đối với đấng sinh thành. Thấy chị Bùi Ngọc Xuyên, ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, chăm lo cho cha chồng hàng tháng trời ở bệnh viện, bỏ con nhỏ chưa đầy 2 tuổi ở nhà chồng chăm sóc, ai cũng tưởng chị là con gái duy nhất của ông cụ. Nhưng không, chị chỉ là con dâu, đã ra ở riêng. Nhưng mỗi khi cha, mẹ chồng có chuyện nhờ, nhất là khi bệnh tật, ốm đau, là chị bỏ hết công việc buôn bán để đi nuôi bệnh.
Chị Xuyên chia sẻ: “Cha mẹ chồng cũng như cha mẹ ruột, tôi thương và chăm lo như nhau. Mình không có nhiều tiền để giúp đỡ, thì nệ chi chút công sức. Tôi nghe người ta nói hiếu thảo thế này, thế kia, tôi chỉ tâm niệm một điều là sống hết lòng với cha mẹ và dạy con gái mình phải biết thương yêu, chăm sóc ông bà, cha mẹ, vậy thôi”. Với chị, chữ hiếu được hiểu rất nhẹ nhàng, là sống cho phải đạo một đứa con, yêu thương cha mẹ bằng tấm lòng chân thành, dạy dỗ con cái trở thành người tốt, có ích…
Trong quá trình rong ruổi để tìm kiếm tư liệu trong suốt nhiều năm làm báo, người viết đã gặp không biết bao nhiêu con người, số phận. Trong đó, rất nhiều tấm lòng hiếu thảo với đấng sinh thành như chị Xuyên.
Ông Hồ Văn Lung, ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Các con tôi đều có công ăn việc làm, hiếu thảo với cha mẹ, là niềm vui của người làm cha như tôi. Căn nhà các con cùng nhau cất cũng là cách chúng nó muốn vợ chồng già sống thoải mái, đủ đầy hơn. Giờ gia đình tôi vẫn duy trì bữa cơm ấm cúng, cùng ngồi kể cho nhau nghe, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Đây cũng là lúc tôi dạy con cháu mình và cũng để con tôi tiếp tục noi gương dạy con cháu chúng sau này...”.
Đôi nét về mùa Vu lan báo hiếu... Tháng 7 Âm lịch hàng năm là mùa Vu lan báo hiếu. Đây là nét văn hóa tốt đẹp từ bao đời nay. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Lễ Vu lan là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, mang đến thông điệp về lòng biết ơn, đền ơn như một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được con người lưu tâm, thực hiện, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu lan (Rằm tháng 7 Âm lịch) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Năm 1072, vua Lý Nhân Tông từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Từ đó, lễ dần trở thành đại lễ, là dịp để con cháu tỏ lòng tôn kính, báo hiếu cha mẹ, ông bà. Trong Lễ Vu lan, có Nghi thức Bông hồng cài áo để tưởng nhớ cha mẹ đã khuất, là dịp để những người may mắn còn cha mẹ trên đời tỏ lòng biết ơn, thành kính. Nghi thức này do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào năm 1962. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ từ đây đã sáng tác nên ca khúc “Bông hồng cài áo”, nổi tiếng vượt thời gian, đặc biệt được hát, phát rất nhiều mỗi mùa Vu lan đến… lMùa Vu lan, các phật tử và dân gian cũng hay kể nhau nghe sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ, như một cách răn dạy người đời và tôn vinh lòng hiếu thảo... |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ