Tuy nhiên,ảnlývàsửdụngtàikhoảntạikhobạcNênápdụngdịchvụcôngtrựctuyếncủakhobạkết quả bóng đá augsburg qua hơn 4 năm thực hiện, nhiều quy định tại TT 61 đã bộc lộ bất cập. Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) để thay thế thông tư này. Theo đó, nhiều ý kiến từ các KBNN cơ sở đã được đưa ra nhằm giúp công tác này thời gian tới được tốt hơn.
Khắc phục được vướng mắc, tạo thuận lợi cho đơn vị giao dịch
KBNN cho biết, TT 61 đã đơn giản thủ tục hành chính, tiết kiệm văn phòng phẩm, thuận tiện cho đơn vị giao dịch và công chức kho bạc từ khâu lập hồ sơ đăng ký tài khoản; tiếp nhận, xử lý hồ sơ; lưu trữ, kiểm soát mẫu dấu, chữ ký khi quy định: Chủ đầu tư, ban quản lý được giao quản lý nhiều dự án hoặc dự án được bố trí từ nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân sách, nếu các dự án này có cùng người ký chữ ký thứ nhất (chủ tài khoản và người được ủy quyền), người ký chữ ký thứ hai (kế toán trưởng và người được ủy quyền) và cùng một mẫu dấu thì chỉ cần lập và gửi KBNN 1 bộ hồ sơ kèm bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết. Ngoài ra, TT 61 cũng quy định giấy đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản được sử dụng khi đơn vị đăng ký thêm tài khoản chi tiết và không thay đổi về hồ sơ pháp lý, mẫu dấu, mẫu chữ ký so với lần đăng ký và sử dụng tài khoản liền kề trước đó.
Đồng thời, các mẫu số của giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, chữ ký; giấy đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản; giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký đều được ghi hoặc theo dõi theo mã số hồ sơ lần đầu của đơn vị. Do đó đã bảo đảm tính nhất quán và khoa học cũng như rất tiện lợi trong công tác theo dõi, quản lý và tra cứu hồ sơ vì mỗi đơn vị có thể có nhiều tài khoản sử dụng nhưng chỉ có duy nhất 1 mã số hồ sơ.
Một điểm cộng nữa của TT 61 đó là đã khắc phục được những vướng mắc của các văn bản quy định trước đây theo hướng cải cách thủ tục hành chính, thuận lợi cho đơn vị giao dịch và công chức kho bạc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khi quy định: Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký chỉ là 3 liên (trước đây có lúc là 3 liên, có lúc lại là 4 liên tùy theo nội dung chi thường xuyên hay chi đầu tư) và mẫu Chữ ký thứ nhất, thứ hai của cùng một chức danh phải giống nhau.
Tuy nhiên, theo KBNN, trong thời gian vừa qua đã có nhiều văn bản pháp lý thay đổi, nhất là từ khi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Luật Kế toán Nhà nước có hiệu lực thì việc thực hiện TT61 cũng gặp phải một số khó khăn nhất định.
Kiến nghị từ cơ sở
Tại KBNN Thanh Hóa, các cán bộ kiểm soát chi (KSC) cho biết, vướng mắc lớn nhất đơn vị đang gặp phải đó là quy định đối với mẫu dấu, mẫu chữ ký hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản hết hiệu lực, cán bộ kế toán, KSC phải ghi ngày hết hiệu lực của từng tài khoản, chuyển trả lại trưởng phòng (bộ phận) kế toán hoặc người được ủy quyền đóng vào tập hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản hết hiệu lực hàng năm đưa vào lưu trữ hoặc tiêu hủy theo quy định. Quy định này đã tạo khó khăn cho kho bạc vì cuối mỗi năm, Trưởng Phòng Kế toán Nhà nước phải tập hợp lại toàn bộ hồ sơ hết hiệu lực của từng công chức KSC và kế toán để đóng tập. Ngoài ra, thực tế hiện nay, quy trình KSC NSNN tại KBNN cấp huyện và KBNN cấp tỉnh là khác nhau, do đó cũng khó khăn trong việc thực hiện đối với quy định này.
Một khó khăn nữa cũng được KBNN Đà Nẵng chỉ ra đó là, theo quy định hiện hành, tùy thuộc vào các loại tài khoản đơn vị giao dịch đăng ký mà hồ sơ pháp lý khác nhau, nhưng thành phần hồ sơ đối với nhóm tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi phải có quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản, kế toán trưởng. Việc lưu trữ hồ sơ phải đảm bảo diễn biến quá trình từ khi đăng ký, sử dụng tài khoản, hết hiệu lực..., vì vậy, hồ sơ của từng đơn vị giao dịch càng ngày càng nhiều lên theo thời gian, trong khi công tác lưu trữ hoàn toàn thủ công, do đó mất nhiều thời gian cho người quản lý tài khoản tại từng đơn vị KBNN. Việc theo dõi đăng ký tài khoản được thực hiện riêng lẻ tại từng đơn vị KBNN thông qua hình thức mở sổ theo dõi thủ công. Thêm vào đó, hình thức quản lý lại phân tán, phạm vi quản lý giới hạn trong từng đơn vị KBNN, do đó KBNN cấp tỉnh không nắm được số lượng, tình hình biến động của các tài khoản giao dịch mở tại KBNN, cấp huyện trực thuộc; tương tự, KBNN cấp trung ương không nắm được thông tin tại KBNN của các tỉnh. Bên cạnh đó, nhu cầu tra cứu dữ liệu tài khoản trong thanh toán (để biết tài khoản thuộc KBNN nào) không thể thực hiện được, do đó dễ xảy ra việc chuyển tiền sai hoặc chuyển nhầm trong thanh toán.
Từ thực tế này, các KBNN địa phương cho biết, hiện KBNN đã triển khai dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc, qua đó các đơn vị giao dịch có thể thực hiện kê khai, đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký, tải các File đính kèm theo định dạng PDF mà không cần phải đến KBNN để gửi hồ sơ. Đồng thời, thông qua ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, các đơn vị giao dịch có thể theo dõi được quá trình tiếp nhận giải quyết yêu cầu đăng ký tài khoản thông qua các tình trạng xử lý được thể hiện một cách công khai, minh bạch trên hệ thống dịch vụ công như: Từ chối (lý do từ chối); đang thực hiện; hoàn thành…
Vì vậy, các đơn vị KBNN kiến nghị, KBNN nên sử dụng kênh này để tin học hóa các hồ sơ sẵn có trên mạng, cùng với các hồ sơ đã được tin học hóa nêu trên để quản lý thống nhất về tài khoản giao dịch tại KBNN.
Đồng thời, việc sử dụng tài khoản trong thời gian qua tại KBNN cũng đã bộc lộ nhiều tiềm ẩn rủi ro đối với công chức KBNN, nhất là các đơn vị sử dụng ngân sách lợi dụng hoặc câu kết với kế toán viên KBNN để gây thất thoát tiền và tài sản của Nhà nước. Để ngăn chặn kịp thời các rủi ro này, các KBNN địa phương cũng kiến nghị, ngoài việc tăng cường giao dịch điện tử, sử dụng chữ ký số để tránh làm giả, KBNN nên tăng cường đổi mới phương thức đối chiếu qua việc ứng dụng công nghệ. Cụ thể, hàng ngày, KBNN cung cấp biến động số dư các tài khoản hoạt động tại KBNN đến chủ tài khoản bằng tin nhắn SMS. Cuối tháng, KBNN gửi bảng kê số liệu đến chủ tài khoản xin xác nhận bằng thư điện tử, trong vòng 3 ngày, nếu không có phản hồi thì mặc định là chủ tài khoản chấp nhận doanh số hoạt động tháng và số dư cuối tháng của KBNN.
“Hiện KBNN đã triển khai dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc, qua đó các đơn vị giao dịch có thể thực hiện kê khai, đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký, tải các File đính kèm theo định dạng PDF mà không cần phải đến KBNN để gửi hồ sơ”. |
Vân Hà