【bóng đá vô địch quốc gia pháp】Cần chính sách thông thoáng hơn cho phát triển năng lượng tái tạo

Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo - “mỏ vàng” hấp dẫn nhà đầu tư
Cần chính sách thông thoáng hơn cho phát triển năng lượng tái tạo
Phát triển năng lượng tái tạo là vấn đề mang tính quyết định cho tương lai phát triển của nhiều ngành kinh tế. Ảnh: N.H

Đó là nội dung được đưa ra bàn luận tại hội thảo "Năng lượng tái tạo: Xu thế tất yếu và giải pháp thúc đẩy phát triển trong tương lai" do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng tổ chức Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TPHCM (CIIS) tổ chức ngày 25/8.

Năng lượng tái tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng

Ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhấn mạnh, Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn về các nguồn năng lượng tái tạo như: thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và xu thế xanh hóa quá trình sản xuất trên thế giới, khu vực phía Nam trong đó có TPHCM được đánh giá cao với nhiều lợi thế và động lực để đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, theo ông Bắc, những thành tựu và tiến bộ đạt được chưa đủ để ngành năng lượng vượt qua tình trạng phát triển không mấy đột phá. Điều này đặt ra yêu cầu cho Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam, đặc biệt là TPHCM nói riêng cần tiếp tục đưa ra các chính sách và sửa đổi một số luật sao cho phù hợp với thực tế nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển năng lượng theo hướng đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo.

Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, đánh giá, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng khan hiếm không chỉ đẩy giá năng lượng tăng cao, khiến cho giá cả của hàng hóa khác cũng vì thế leo thang mà về lâu dài còn gây ra nhiều hệ lụy đến môi trường và sức khỏe con người. Tại TPHCM, năng lượng tái tạo đang trở thành một phần quan trọng của chiến lược phát triển năng lượng và bảo vệ môi trường. Chính quyền TPHCM đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đáng chú ý là Đề án Đô thị thông minh đang triển khai, trong đó năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng là một phần quan trọng.

TPHCM đã triển khai nhiều dự án liên quan đến năng lượng tái tạo như hệ thống đèn đường LED tiết kiệm năng lượng, điện mặt trời trên các tòa nhà công cộng và các công trình tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh các tiềm năng tự nhiên nhằm phát triển năng lượng tái tạo và tiềm lực xã hội trên địa bàn, Nghị quyết số 98/2023/QH15 được Quốc hội thông qua với nhiều cơ chế đặc thù được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng - tăng dần việc cung cấp năng lượng xanh và tiến đến thay thế các nguồn năng lượng dựa vào hóa thạch dựa trên điều kiện và tiềm năng của TPHCM.

Ông An cũng cho biết thêm, Việt Nam đã tham gia và ký kết nhiều FTA, trong đó có những quy định và cam kết liên quan đến năng lượng tái tạo như Quy định về giảm thuế nhập khẩu cho sản phẩm và thiết bị năng lượng tái tạo trong CPTPP; quy định về các rào cản phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo trong EVFTA. Chính vì thế, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch ở Việt Nam là vấn đề cần lưu tâm, mang tính quyết định cho tương lai phát triển của nhiều ngành kinh tế.

Khung pháp lý còn hạn chế

Liên quan đến vấn đề pháp lý trong triển khai các dự án năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Công Thương cho biết, trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành các chính sách để thu hút nhà đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Cụ thể, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chính phủ đã có Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55, trong đó giao nhiệm vụ Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Luật Năng lượng tái tạo, thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025.

Các văn bản này cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác đang là bệ đỡ tốt cho việc mở rộng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến lĩnh vực năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của năng lượng tái tạo, theo ông Sơn, khung pháp lý điều chỉnh các dự án này cũng cần thiết phải hoàn thiện đầy đủ và nhanh chóng hơn để thuận lợi hóa cho quá trình triển khai của doanh nghiệp, hạn chế rủi ro, thiệt hại phát sinh.

Đối với TPHCM, ông Sơn cũng kiến nghị, lãnh đạo TPHCM cần nghiên cứu và đánh giá sát sao thực tiễn tiến độ, vướng mắc triển khai dự án năng lượng tái tạo, từ đó đóng góp thêm nguyên liệu để hoàn thiện khung chính sách phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo quốc gia. Việc thúc đẩy hoàn thiện các luật liên quan đến ngành năng lượng sẽ tạo cơ sở vận hành kiểm soát hiệu quả thị trường mua bán điện nói chung và từ các dự án năng lượng tái tạo nói riêng, đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cũng cho hay, việc phát triển năng lượng tái tạo đang gặp nhiều vướng mắc do khung pháp lý còn nhiều hạn chế, tồn tại nhiều thiếu sót. Các khó khăn này liên quan đến việc thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho các công nghệ năng lượng tái tạo, việc sử dụng đất triển khai các dự án năng lượng còn nhiều đặc thù, chưa kể còn nhiều vướng mắc khác về mặt kỹ thuật, thu xếp tài chính.

Trước những thách thức này, ông Hải đề xuất các cơ quan nhà nước cần đưa ra các định hướng, chính sách thông thoáng hơn, đầy đủ hơn để tạo môi trường đầu tư ổn định đối với nguồn năng lượng tái tạo. Không chỉ vậy cần có giải pháp và cơ chế phù hợp hơn trong việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo và hạn chế ảnh hưởng của các dự án năng lượng tái tạo biến đổi (điện gió, điện mặt trời).