Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng đất năng động,ủđộngthchứngvớibiếnđổikhhậkết quả atlanta united có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Nhất là tình hình biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của vùng, vì vậy người dân cần phải chủ động thích ứng.
Vườn bưởi đang cho trái của ông Trần Công Nghiệp.
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng người dân ĐBSCL bây giờ không chỉ sống chung với biến đổi khí hậu mà phải chủ động sống chung với xâm nhập mặn, thiên tai, sạt lở và nhiều vấn đề khác mà biến đổi khí hậu gây ra.
Chuyển đổi mô hình sản xuất
Theo tiến sĩ Hoàng Ngọc Phong, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ĐBSCL cần thay đổi tư duy về an ninh lương thực, hướng đến một nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Vì vậy, nên giảm diện tích đất canh tác lúa ở mức hợp lý, không đặt mục tiêu trồng lúa để xuất khẩu với giá rẻ, nông dân không có lãi và Nhà nước lại phải đầu tư lớn. Nên chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên với phương châm “sống chung với mặn, hạn như đã từng sống chung với lũ” phù hợp với từng tiểu vùng, từng vị trí địa lý, từng điều kiện khu vực dân cư.
Ở Hậu Giang, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống người dân những năm gần đây. Thể hiện rõ nhất là tình hình nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền hàng chục km, sạt lở xảy ra ở nhiều nơi với mức độ nguy hiểm hơn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện nhiều giải pháp để sống chung với BĐKH như xây dựng các công trình đê bao ngăn mặn, chống lũ; kè mé ở những nơi có nguy cơ sạt lở đất; xây dựng các hồ chứa nước ngọt và các trạm cấp nước, nhà máy cung cấp nguồn nước ngọt cho người dân khi mặn xâm nhập. Đặc biệt là tổ chức chuyển đổi mô hình sản xuất ở những nơi có điều kiện.
Ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL, cho rằng: Vì canh tác thâm canh 3 vụ lúa liên tục trong đê bao khép kín làm cạn kiệt đất đai, ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh lương thực về sau. Đê bao khép kín làm gia tăng ngập lụt nơi khác vào mùa lũ, gia tăng hạn, mặn ven biển vào mùa khô. Canh tác 3 vụ lúa tính đúng tính đủ chi phí không làm cho người dân thoát nghèo, không giúp quốc gia giàu lên và canh tác thâm canh sử dụng nhiều phân bón, nông dược gây ô nhiễm nguồn nước mặt, tăng sử dụng nước ngầm, gây sụt lún đất nhanh hơn. Vì vậy, phải thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chuyển hướng dần sang canh tác bền vững, chú trọng chất lượng hơn số lượng; tạo việc làm và thu nhập cho người dân theo hướng đầu tư vào chuỗi giá trị sản phẩm hơn là số lượng.
Ông Trần Công Nghiệp, ở ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, trước đây cũng từng làm lúa, nhưng những năm qua đã mạnh dạn chuyển 1.950m2 đất để trồng bưởi da xanh và trồng xen 650m2 ổi lê Đài Loan. Ngoài ra, ông còn áp dụng các biện pháp kỹ thuật và mang lại hiệu quả như đào mương rộng để trữ nước ngọt phòng trường hợp bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô; trồng cây chắn gió xung quanh vườn vừa giúp hạn chế sự di chuyển của sâu bệnh gây hại vừa tạo khí hậu điều hòa trong vườn. Lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm để chủ động lượng nước tưới cho vườn cây nhà mình.
Ông Nghiệp cho hay: “Với diện tích 2.600m2 trồng bưởi da xanh, ổi lê Đài Loan, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mà sau 2 năm từ 90 gốc bưởi da xanh cho thu nhập bình quân mỗi năm 60 triệu đồng. Còn ổi xen với bưởi gia đình cũng có thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng. Khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật không những giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, mà còn chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời giúp duy trì sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm”.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết tới đây sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu ra toàn tỉnh. Mục đích là nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa các nông sản và chuyển đổi mạnh mẽ kinh tế hộ theo hướng gia trại, trang trại, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ nông dân. Bên cạnh đó, tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của người sản xuất về tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, sử dụng cống, đập thời vụ nếu nồng độ mặn cao, lũ uy hiếp diện tích sản xuất, nhất là sẽ tổ chức dịch chuyển mùa vụ. Tiếp tục triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để hạn chế nước tưới, góp phần thích ứng với BĐKH.
Biến thách thức thành cơ hội
Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, do đặc thù của tỉnh là vùng chuyên canh nông nghiệp, Hậu Giang rất dễ bị tổn thương bởi tình hình biến đổi khí hậu. Hiện nay, hầu hết các huyện trong tỉnh đều bị mặn xâm nhập hay hạn hán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp vào mùa khô; một số địa phương bị sạt lở đất vào mùa mưa lũ. Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp của tỉnh như làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng, cơ cấu nông nghiệp như cây trồng, vật nuôi có thể bị thay đổi, giảm đa dạng cây trồng. Trước tình hình này, tỉnh đã linh hoạt hướng dẫn người dân tận dụng nguồn nước mặn, lợ để nuôi tôm, trồng cây ăn trái thích ứng với vùng bị nhiễm phèn, mặn và đã mang lại nhiều hiệu quả.
Tại huyện Long Mỹ, vùng đất xã Thuận Hòa thường xuyên bị xâm nhập mặn và nhiễm phèn nặng nên người dân nơi đây đã biến thách thức thành cơ hội bằng cách chuyển đất lúa sang trồng cây mãng cầu xiêm hiện cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Trần Hoài Phong, Giám đốc HTX Mãng cầu xiêm Thuận Hòa, cho hay: Nhiều năm qua, địa phương đã vận động cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả để trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao để cải thiện mức thu nhập và thích ứng với BĐKH. Từ thực tế cho thấy, cây mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát có khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu tốt với điều kiện hạn, mặn xảy ra hàng năm. Đến nay, bà con đã trồng mãng cầu xiêm trên địa bàn xã Thuận Hòa trên 40ha. Theo kết quả thu hoạch của một số thành viên hợp tác xã, cây trồng khoảng 4 năm trung bình thu được 20-25 tấn/ha, bán với giá 15.000-20.000 đồng/kg; thu nhập từ 300-500 triệu đồng/ha/năm. Sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận từ 200-400 triệu đồng/ha/năm.
Theo các ngành chuyên môn, BĐKH, nước biển dâng đã ảnh hưởng nặng nề trong các năm qua tại vùng ĐBSCL. Khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, trong đó có việc chuyển nước từ sông Mekong sang lưu vực sông khác cũng là nguy cơ rất lớn đối với ĐBSCL. Các hoạt động kinh tế cường độ cao của con người đã gây ra nhiều tổn thương và hệ lụy cho ĐBSCL, gây ra hiện tượng sụp lún lớn, với tốc độ nhanh, sạt lở diễn ra ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng, môi trường bị suy thoái, ô nhiễm nước, không khí, tàn phá rừng ngập mặn nặng nề. Từ năm 2010 đến nay, diễn biến sụp lở đất biển, sông diễn ra rất nhanh, phức tạp ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL và đã hơn 560 điểm sạt lở sông, biển với chiều dài 800km, mỗi năm mất khoảng 300ha đất.
Phát biểu tại Hội nghị phát triển bền vững vùng ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Về mô hình phát triển bền vững ĐBSCL phải lấy con người làm trung tâm, chú trọng về chất lượng hơn là số lượng, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, chủ động, linh hoạt trước tác động của BĐKH. Việc chuyển đổi mô hình phát triển không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái ở khu vực. Xác định BĐKH và nước biển dâng là xu thế tất yếu cần phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội. Phải chủ động sống chung với mặn, lũ, thiếu nước ngọt. Coi nước mặn, lợ là nguồn lực tài nguyên, vì vậy cần tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững nguồn tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên khác trong vùng…
Bài, ảnh: HOÀI THU