Dư luận quốc tế lo ngại về sự leo thang hạt nhân và tên lửa của Iran có thể gây ra những tác động quân sự nguy hiểm ở khu vực.
Quốc tế lo ngại về một Iran leo thang hạt nhân và tên lửa. Ảnh: AAWSAT
Anh,ạiIranleothanghạtnhnvtnlửsoi keo hà lan Pháp và Đức vừa đưa ra tuyên bố chung cho rằng căng thẳng đang leo thang ở khu vực vùng Vịnh và Ấn Độ Dương khi Iran phóng tên lửa đạn đạo rơi gần tàu sân bay Nimitz của Mỹ ngày 16-1 và bắt đầu sản xuất uranium. Động thái này làm dấy lên lo ngại quốc tế và có thể gây ra những tác động quân sự nguy hiểm.
Giới chức Mỹ cho biết, ít nhất một trong số các tên lửa Iran rơi cách tàu thương mại khoảng 30km. Từ trên tàu sân bay USS Nimitz không thể chứng kiến vụ thử tên lửa song các vệ tinh do thám của Mỹ trong quỹ đạo có thể lần theo tên lửa được phóng từ Iran.
Iran vừa thực hiện các cuộc diễn tập quân sự trên biển bằng tàu chiến và trên không bằng máy bay không người lái mang theo tên lửa đạn đạo thế hệ mới. Quân đội Iran khẳng định rằng các tên lửa được trang bị đầu đạn và có thể dẫn đường, có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương. Các cuộc diễn tập tên lửa là đợt huấn luyện quân sự thứ ba của quân đội Iran trong vòng chưa đầy hai tuần qua.
Những động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Iran với Mỹ trong những ngày cuối cùng nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Mối quan hệ giữa hai bên đã gia tăng căng thẳng trong thời Tổng thống Donald Trump và đã tới bờ vực đối đầu quân sự trực tiếp hai lần kể từ mùa Hè năm 2019, đặc biệt là sau vụ Thiếu tướng Iran Qassem Soleimani bị sát hại ở Baghdad vào đầu năm 2020.
Trước đó, Iran xác nhận đang thúc đẩy sản xuất uranium làm nhiên liệu cho lò phản ứng nghiên cứu Tehran. Các nước châu Âu gồm Đức, Pháp và Anh bày tỏ quan ngại sâu sắc về thông báo này vì cho rằng đây là một bước để phát triển vũ khí hạt nhân và cảnh báo rằng việc sản xuất uranium có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, Iran tuyên bố chỉ trở lại các nghĩa vụ nhanh chóng trong trường hợp các bên khác quay trở lại đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Vào năm 2015, Iran đã ký kết một thỏa thuận với 6 cường quốc (Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc và Đức) về chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, vào năm 2018, Tổng thống Donald Trump đơn phương tuyên bố rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Trong khi đó, truyền thông Arab và Israel ngày 17-1 đưa tin, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua không phận Israel để tới vùng Vịnh, nhằm phát đi thông điệp răn đe mạnh mẽ tới Iran. Đây là lần thứ 5 Mỹ điều máy bay B-52 tới vùng Vịnh chỉ trong vài tháng gần đây.
Trong một động thái khác, các quan chức chính quyền ông Joe Biden đã bắt đầu các cuộc tiếp xúc với Tehran về thỏa thuận hạt nhân. Dù giới truyền thông Israel không nêu chi tiết về các vấn đề đã được nhiều quan chức của ông Biden và Iran đưa ra bàn thảo, nhưng chính quyền Tel Aviv tỏ ra hứng thú về việc “cải thiện thỏa thuận hạt nhân dài hạn, sẽ bao gồm các điều khoản hạn chế những chương trình tên lửa đạn đạo và hoạt động mang tính chất khủng bố”.
Trước đây trong những tuyên bố của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã đưa ra nhiều gợi ý về việc Washington quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, hay còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Tuy nhiên với các chương trình tên lửa của Tehran, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết đó không phải là vấn đề sẽ được mang ra bàn thảo, đồng thời nhấn mạnh rằng ông Biden “thừa biết điều đó”. Ngoài ra, Iran cũng yêu cầu Mỹ cần dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt hà khắc nhằm vào nước này nếu Washington quay trở lại thỏa thuận hạt nhân. Chủ tịch Hội đồng chiến lược về quan hệ quốc tế Iran Kamal Kharrazi cho rằng: “Nếu Mỹ quyết định quay trở lại với JCPOA mà không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, thì đó là sự “tống tiền”, bởi khi đó họ sẽ đưa ra những yêu cầu mới để đổi lấy việc dỡ các lệnh trừng phạt”.
NGUYỄN TẤN tổng hợp