Hội thảo tổ chức ở TP.HCM sáng 16/1.
Góp ý về Điều 102,ónênquyđịnhbanđạidiệnchamẹhọcsinhtrongLuậtGiáodụbao cao su doku dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung, Trưởng bộ môn Luật Hành chính (Trường ĐH Luật TP.HCM) cho rằng không nên đưa quy định về ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh vào Luật Giáo dục.
Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung, Trưởng bộ môn Luật Hành chính, Trường ĐH Luật TP.HCM đề xuất bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh trong Luật giáo dục sửa đổi ( Ảnh: NL) |
Theo bà Dung, ban đại diện cha mẹ học sinh có những mặt làm được nhưng trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều thông tin về ban đại diện phụ huynh lạm thu thì liệu có cần thiết duy trì hay không? Hiện tại, ở trường tư không có ban đại diện cha mẹ học sinh mà vẫn hoạt động bình thường. Do vậy, nên bỏ quy định về ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh. Ngoài ra, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng nên hoạt động tự nguyện, không nên thuộc quản lý của Bộ GD- ĐT.
Nữ tiến sĩ cho rằng, hiện nay sự liên lạc giữa gia đình và nhà trường rất thuận lợi do sự phát triển của công nghệ thông tin, vì vậy hội cha mẹ học sinh chỉ nên là tổ chức tự nguyện. Trong trường hợp nếu bắt buộc phải có ban đại diện cha mẹ học sinh thì cơ sở giáo dục phải xác định rõ, nếu không thành lập có bị xử lý gì không.
Trong đó, PGS.TS Phan Nhật Thanh, Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng không thể bỏ điều lệ về ban đại điện cha mẹ học sinh, vì hiện đang đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nếu không có tổ chức này thì không ai đứng ra làm điều này. Theo PGS Thanh có chăng Luật Giáo dục sửa đôi nên làm rõ vai trò của họ để hỗ trợ cho xã hội hóa giáo dục.
Đề xuất bỏ ban đại diện cha mẹ học (hay còn gọi là hội phụ huynh) đã được nêu ra trên các phương tiện truyền thông 2 năm qua. Trước đó, từ năm 2017 một phụ huynh ở TP.HCM đã gửi thư kiến nghị lên Chính phủ đề xuất giản tán hội phụ huynh học sinh do bất đồng với những đề xuất mà hội này đưa ra.
Lý do khiến tổ chức này không được ủng hộ là do những hoạt động bị biến tướng đặc biệt là tiền trường hàng năm. Cũng có ý kiến cho rằng vấn đề không phải là giải tán hay bỏ mà phải duy trì hội phụ huynh như Luật Giáo dục đã quy định, thực hiện nghiêm túc như điều lệ hoạt động ban đại diện cha mẹ học sinh và Bộ GD-ĐT đã ban hành.
Điều 96. Ban đại diện cha mẹ học sinh (Luật Giáo dục 2005) |
Lê Huyền