Empire777

Cán bộ Hoàng Kim Quy tiếp nhận cá thể khỉtừ người dân để chăm sóc trước khi thả về rừngNung nấu niềm kết quả vô địch italia

【kết quả vô địch italia】Nữ kiểm lâm

Cán bộ Hoàng Kim Quy tiếp nhận cá thể khỉ từ người dân để chăm sóc trước khi thả về rừng

Nung nấu niềm yêu nghề

Nữ kiểm lâm Hoàng Kim Quy,ữkiểmlâkết quả vô địch italia thuộc Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế sinh ra và gắn bó với núi rừng Phong Mỹ (Phong Điền). Dẫu trải qua những năm tháng cơ cực nhưng chính nơi này đã cho Quy những bài học, sự cần thiết phải bảo tồn, bảo vệ “lá phổi xanh”. Thuở còn tiểu học, Quy từng được thầy cô dạy “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, “Rừng vàng, biển bạc...”.

Theo từng bài học của thầy, cô giáo, chuyện kể của người lớn, bạn bè nói về rừng, tình yêu rừng, các loài động vật hoang dã (ĐVHD) ngày càng thấm sâu trong tâm trí của sơn nữ này. Tình yêu nghề kiểm lâm với Quy cũng bắt đầu nhen nhóm từ đây.

Một vụ cháy được dập tắt sau khi nhận tin từ cán bộ kiểm lâm Kim Quy

Quy kể, một sự việc lớn xảy ra cách đây hơn 20 năm tại xã Phong Mỹ, trên đường về nhà sau giờ tan học, Quy cùng nhóm bạn chứng kiến cán bộ kiểm lâm huyện Phong Điền giải cứu thành công một con hổ con và một con gấu bị săn bắt, vận chuyển trái phép. Chỉ chậm một vài phút, sinh mạng của các cá thể động vật quý hiếm có thể bị đe dọa.

Hổ con sau khi cứu hộ, chăm sóc được đưa ra vườn thú ở Hà Nội nuôi dưỡng an toàn, được cán bộ kiểm lâm nơi đây đặt cho cái tên trìu mến Lâm Nhi. Niềm sung sướng với Quy khi chú hổ được giải cứu thành công bao nhiêu thì sự xót xa đến tận cùng bấy nhiêu khi biết tin chú gấu đã chết vì bị thương quá nặng, không thể cứu chữa. “Lúc đó, em vừa buồn, vừa trách lực lượng kiểm lâm. Nhưng em vẫn tin họ đã làm hết sức mình...”, Quy tâm sự.

Sau sự việc này, câu lạc bộ xanh chung tay bảo vệ rừng (BVR) và các loài ĐVHD được thành lập tại 3 xã miền núi Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ (Phong Điền). Quy là một trong những thành viên câu lạc bộ xanh, có cơ hội được tìm hiểu về các loài động vật, thực vật, tham gia các cuộc thi, đố vui để học, cắm trại, dã ngoại thiên nhiên... giúp ích cho hoạt động BVR, các loài ĐVHD. Từ đó, tình yêu rừng, niềm đam mê nghề kiểm lâm ngày càng sâu nặng đối với sơn nữ này.

Tốt nghiệp THPT, Quy không chút do dự khi nộp hồ sơ thi vào ngành lâm nghiệp thuộc Khoa Lâm nghiệp, Trường đại học Nông lâm Huế. Quá trình học tập, Quy được nhiều thầy, cô giáo và các anh chị sinh viên khóa trước hướng dẫn về chuyên môn sâu, tham gia nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp. Em còn tham gia cộng tác viên của các đề tài nghiên cứu khoa học, các hoạt động đoàn, hội để rèn luyện kỹ năng, sự tự tin, mạnh dạn trong học tập, cũng như chuẩn bị hành trang sau khi tốt nghiệp đại học sẽ thực hiện khát vọng, ước mơ của mình.

Quy được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi còn là sinh viên năm cuối, tốt nghiệp ra trường được Hội Khoa học - Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh nhận vào công tác. Từ năm 2013 đến nay trở thành công chức kiểm lâm, công tác tại HKL huyện Phong Điền, sau đó chuyển vào HKL TP. Huế.

Không quản gian nan, thách thức

Những năm tháng công tác tại HKL huyện Phong Điền, nữ cán bộ kiểm lâm này được đơn vị giao phụ trách địa bàn 6 xã vùng ven biển có nhiều diện tích rừng phòng hộ thuộc dự án 661 và tham gia hoạt động truyền thông, bảo tồn thiên nhiên, dịch vụ môi trường rừng của huyện. Quy kể, khi đó nhiều lãnh đạo, cán bộ xã có vẻ khá bất ngờ và thắc mắc: “Tại sao cán bộ kiểm lâm lại là nữ, liệu làm được việc không, tuần tra rừng nổi không. Địa phương cần kiểm lâm địa bàn làm được việc, chứ mấy o ni về thì làm chi được…”.

Cán bộ nữ kiểm lâm thả rùa quý về môi trường tự nhiên

Nghe những câu thật sự không mong muốn này, Quy chạnh lòng lắm! Nhưng cũng từ câu nói này chính là động lực để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí hoàn thành xuất sắc, giúp người dân, chính quyền địa phương làm tốt, có hiệu quả trong việc quản lý, BVR, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Từ khi “bén duyên” với nghề kiểm lâm đến nay hơn 7 năm, Quy đã giúp 13 cộng đồng, 2 nhóm hộ được Nhà nước giao rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Có nguồn lực tài chính, cộng với sự hướng dẫn tận tình, bài bản của Quy, người dân, chính quyền địa phương làm tốt hơn trong quản lý, BVR; tổ chức nhiều hoạt động làm giàu cho rừng, mua sắm trang thiết bị phục vụ tuần tra, BVR, trang phục, dụng cụ PCCCR...

Quy thừa nhận, đối với kiểm lâm nữ thường gặp nhiều gian khó, thách thức hơn so với kiểm lâm nam do điều kiện thể lực có hạn, trong khi phải băng rừng, vượt suối, không chỉ ngày mà cả ban đêm. Không để mang tiếng là nữ cán bộ kiểm lâm thì “làm được chi”, ngoài bám địa bàn, tham gia tuần tra, BVR theo định kỳ, kế hoạch của đơn vị, nhiều lúc Quy còn kết hợp với một vài cán bộ, tổ chức tuần tra, “tuần lửa rừng” đột xuất, những lúc cao điểm.

Mùa hè năm trước, chúng tôi được tham gia cùng Quy trong một lần “tuần lửa rừng” trên địa bàn TP. Huế và bất ngờ phát hiện một đám cháy có nguy cơ lan nhanh trên diện rộng. Thông qua hệ thống thông tin bộ đàm, Quy đã thông báo đến đơn vị cử lực lượng đến dập tắt kịp thời. Nếu không có cuộc kiểm tra đột xuất của Quy hôm đó thì rừng thông tại khu vực gần đền Huyền Trân Công Chúa có nguy cơ thiêu rụi, lây lan trên diện rộng.

Khi có vụ cháy xảy ra, kiểm lâm nữ như Quy cũng leo đồi, băng núi, đeo máy thổi gió, cầm bàn dập lửa. Mùa khô năm vừa qua liên tục xảy ra nhiều vụ cháy rừng thông đặc dùng, cảnh quan trên địa bàn TP. Huế. Quy chia sẻ: “Nhiều lần đang ăn cơm trưa, cơm tối, những ngày cuối tuần, bận bịu công chuyện gia đình nhưng hay tin có vụ cháy rừng đành “buông đũa”, gác lại việc nhà, cùng lực lượng vũ trang, đồng nghiệp và Nhân dân ngăn chặn “giặc lửa”.

Khi còn công tác ở Phong Điền, trong những chuyến tuần tra rừng sâu, Quy không hề đứng ngoài cuộc, từng băng rừng, vượt suối cùng với đồng nghiệp, người dân tuần tra ngày đêm, lễ tết để giữ bình yên cho rừng. Khi phát hiện các vụ đốn hạ, vận chuyển gỗ rừng, Quy và cán bộ kiểm lâm nữ khác sẵn sàng xông pha, xử lý nghiệp vụ như bao cán bộ kiểm lâm khác.

Quy bảo, rừng rộng lớn mênh mông nhưng lực lượng kiểm lâm lại mỏng, việc xã hội hóa, huy động Nhân dân vào cuộc tham gia bảo vệ an toàn cho rừng, các loài ĐVHD là điều gần như tất yếu. Các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức người dân, học sinh tham gia BVR được Quy tham mưu đơn vị triển khai thường xuyên, đa dạng như các hội thi vẽ tranh, văn nghệ, truyền thông...

Niềm vui lớn với cán bộ nữ kiểm lâm này là những chuyến tuần tra rừng sâu, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ phá rừng, săn bắt, vận chuyển lâm sản, ĐVHD trái phép. Nhưng có lẽ kỷ niệm vui nhất là lần cộng đồng Tân Mỹ, xã Phong Mỹ-đội thi do Quy phụ trách đạt giải nhất toàn tỉnh về cuộc thi tìm hiểu về quản lý, BVR.

Năm 2016, chuẩn bị cho hội thi tìm hiểu chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, rồi cấp tỉnh, hầu như đêm nào Quy cũng lên với các cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số, vừa tập luyện các câu hỏi, văn nghệ, tình huống, vừa kết hợp tuyên truyền, giáo dục nhận thức về BVR, thường đến 11 giờ đêm mới về nhà. Đội thi vượt qua gần 200 cộng đồng, nhóm hộ trên địa bàn toàn tỉnh để giành giải nhất một cách thuyết phục. Quy được lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo các cấp khen thưởng, động viên kịp thời. Quy và nhiều cán bộ kiểm lâm nữ nhiều năm được huyện, Sở NN&PTNT tặng giấy khen, chiến sĩ thi đua cơ sở.

Theo ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, toàn tỉnh có 242 cán bộ kiểm lâm công tác tại chi cục và các HKL huyện, thị xã, TP. Huế. Trong số 32 cán bộ kiểm lâm nữ có 16 người trực tiếp làm công tác chuyên môn BVR, còn lại bộ phận hành chính. Hầu hết chị em đều khắc phục, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap