Thông tin nới room vẫn được chờ đợi
Báo cáo Chiến lược đầu tư tháng 4/2016 của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết,ángCơhộimuachongườiđangnắmtiềnmặkết quả bóng đá dusseldorf diễn biến của TTCK tháng 3 vừa qua đã phản ánh khá sát các góc cạnh của kinh tế vĩ mô 3 tháng đầu năm.
Theo đó, trong khi vấn đề tỷ giá đã tạm lắng xuống thì biến động của giá dầu thế giới khiến cho thu từ dầu thô thấp hơn so với dự toán. Mặt khác, giá trị khai thác dầu thô giảm cộng với tác động của El Nino lên giá trị sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân chính khiến GDP quý I/2016 chỉ tăng trưởng 5,45%. Dù vậy, ở chiều hướng tích cực, ba khu vực là sản xuất điện, xây dựng và vật liệu xây dựng đều có ghi nhận mức tăng vượt bậc về giá trị sản xuất.
VDSC cho biết thêm, nếu báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hé lộ nhiều về xu hướng kết quả kinh doanh (KQKD) trong quý I, thì các kế hoạch kinh doanh được đưa ra trong kỳ họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) tới đây thể hiện phần nào sự lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh cả năm 2016.
Thống kê trong danh sách quan tâm của VDSC cho thấy, doanh nghiệp trong các ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, công nghệ và dệt may có mức độ lạc quan cao về KQKD năm 2016. Ngược lại, doanh nghiệp ngành dầu khí, cao su tự nhiên và ô tô hầu hết đều đặt kế hoạch doanh thu lợi nhuận thấp hơn mức thực hiện 2015. Đáng chú ý, trong khi giá cổ phiếu tăng mạnh, các doanh nghiệp ngành điện (cả nhiệt điện và thủy điện) tỏ ra khá dè dặt về khả năng tăng trưởng KQKD 2016.
Bên cạnh hai yếu tố nói trên, VDSC tin rằng, những hé lộ về vấn đề “nới room” cũng là thông tin được chờ đợi nhiều trong mùa ĐHCĐ năm nay. Đến thời điểm này, không ít công ty vẫn chưa tổ chức họp ĐHCĐ. Theo dõi một số doanh nghiệp đã tổ chức họp ĐHCĐ như REE, FPT, PNJ và VSC, có thể nhận thấy những bước tiến trong thủ tục pháp lý để nới room đến nay là rất hạn chế và không phải doanh nghiệp nào cũng mặn mà với việc tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài.
Dù vậy, “những công ty nằm trong danh sách thoái vốn của SCIC như BMP, DHG và đặc biệt là VNM mới là nhân vật chính trong mùa ĐHCĐ năm nay và trong ngắn hạn, thông tin nới room từ các doanh nghiệp này vẫn có thể tác động tích cực đến diễn biến chung của thị trường”, VDSC đánh giá.
Mua chọn lọc khi thị trường giảm
Công ty này cho rằng, TTCK tháng 4 vẫn có thể duy trì được trạng thái tích cực, hỗ trợ bởi 3 yếu tố: Sự tham gia đều đặn của khối ngoại; động thái chuẩn bị cho việc nới room của những doanh nghiệp lớn; và sự duy trì của thanh khoản trên hai sàn giao dịch.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi thông tin hỗ trợ, khả năng thị trường điều chỉnh hay ít nhất là đi ngang trong nửa đầu tháng là tương đối cao. Với nhận định thị trường sẽ có sự hồi phục từ giữa tháng 4, VDSC cho rằng, đây sẽ là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư gia tăng tích lũy những cổ phiếu có triển vọng kinh doanh năm 2016 và KQKD quý I dự báo khả quan.
Riêng trong nửa đầu tháng này, khi mà rủi ro điều chỉnh đang ở mức cao, VDSC cho rằng, việc giảm tỷ trọng cổ phiếu là sự “thích nghi” cần thiết. Đồng thời, biến động phức tạp và sự hồi phục thiếu bền vững của giá dầu và nguyên liệu khiến cho việc tham gia vào nhóm cổ phiếu dầu khí, khoáng sản sẽ phù hợp hơn với nhà đầu tư có khả năng chịu đựng rủi ro cao. Tương tự, việc theo đuổi các cổ phiếu “nóng” trên sàn UPCoM với biên độ giao dịch lớn, nhưng biến động bất ngờ và không ổn định về thanh khoản là khá rủi ro; do đó nên được hạn chế, ít nhất cho đến khi thị trường ổn định trở lại.
Mặt khác, cơ hội mua mới sẽ mở ra cho những người đang nắm giữ tiền mặt và nhà đầu tư dài hạn trong khoảng giữa tháng 4 khi đợt điều chỉnh lớn đi vào giai đoạn cuối.
VDSC khuyến nghị, thời điểm này nhà đầu tư nên tập trung vào những nhóm ngành có KQKD quý I dự báo tích cực như xây dựng, vật liệu xây dựng, công nghệ, bất động sản, ô tô – phụ tùng, bảo hiểm, ... Bên cạnh đó, việc thận trọng hơn với các cổ phiếu dầu khí và điện, những nhóm ngành đã tăng mạnh trong thời gian gần đây là điều cần thiết.
Chu Thái