【kqbd ý hôm nay】Niên vụ mía 2017

Mặc dù vụ mía năm 2017-2018 mới thu hoạch hơn 50%,kqbd ý hôm nay tuy nhiên theo đánh giá của ngành chức năng và nông dân thì mặc dù khó khăn nhưng vụ mía năm nay vẫn có những thành công.

Nhờ có sự chuẩn bị từ trước nên hầu hết diện tích mía ngoài đê bao ngăn lũ của huyện Phụng Hiệp được thu hoạch kịp thời, không bị thiệt hại. 

Không bị ảnh hưởng lũ

Năm nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện lũ lớn so với trung bình nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, do có dự báo trước nên các ngành chức năng địa phương và nhà máy đường đã có sự chuẩn bị về các phương án ứng phó, nhờ vậy mà một số diện tích mía tuy có bị ngập nhưng không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng do được thu hoạch kịp thời. Ông Lý Văn Suôl, ở ấp 8, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, cho hay: “Do nằm ngoài tuyến đê bao chống lũ nên hầu hết 20ha mía (riêng gia đình ông Suôl là 5 công) của bà con nơi đây đều bị ngập nước khỏi mặt liếp vào thời điểm đỉnh lũ năm nay. Thế nhưng, nhờ có thương lái mua kịp thời nên mía không bị ảnh hưởng nhiều”.

Cùng niềm vui trên, ông Nguyễn Văn Bảy, ở ấp Phương Lạc, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Còn nhớ nửa tháng trước, 2 công mía của tôi cũng bị nước lũ tràn mặt liếp nên gia đình rất lo lắng vì khả năng bị ảnh hưởng nếu không được thu hoạch kịp thời. Tuy nhiên, nước ngập liếp mía không lâu thì có thương lái đến thu mua nên gia đình mừng lắm”.

Huyện Phụng Hiệp là địa phương có vùng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh, với diện tích xuống giống hàng năm khoảng 7.500ha. Do địa hình một số khu vực còn trũng, thấp nên nơi đây thường bị nước đe dọa mỗi khi có lũ lớn. Nhằm hạn chế tình trạng mía bị thiệt hại do lũ, hiện ngành chức năng của tỉnh đã xây dựng và hoàn thành hệ thống đê bao ngăn lũ với diện tích khép kín khoảng 5.000ha. Diện tích còn lại ngoài đê bao hơn 2.000ha, tập trung ở xã Hòa An, Phương Bình, Hòa Mỹ… luôn là nỗi lo lắng của nông dân mỗi khi mùa lũ về.

Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thấu hiểu được sự lo lắng của người dân, hàng năm, trước khi vào vụ thu hoạch mía thì lãnh đạo địa phương luôn làm việc với các nhà máy đường để bàn các giải pháp và triển khai kế hoạch khoanh vùng đốn mía sao cho đạt hiệu qủa. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền các địa phương và nhà máy đường nên tình hình thu hoạch mía của nông dân trên địa bàn huyện được suôn sẻ. Điển hình như vụ mía đang diễn ra, tuy nước lũ năm nay cao hơn cùng kỳ nhưng không làm thiệt hại đến diện tích mía của bà con vì được thu hoạch kịp thời”.

Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), cho hay: Từ đầu vụ đến nay, Casuco luôn phối hợp tốt với chính quyền các địa phương nằm trong vùng mía nguyên liệu của công ty để rà soát và khoanh vùng thu hoạch mía theo kế hoạch ban đầu. Trong đó, ưu tiên đốn mía ở những vùng trũng, ngoài đê bao và chọn giống mía chín sớm ROC 16 trước, sau đó mới tới các giống mía chín trung bình và muộn. Chính việc làm này đã tạo sự an tâm cho người trồng mía, từ đó hạn chế rất nhiều tình trạng bà con lo lắng rồi bán vội, bán tháo mía khi thấy nước lũ dâng mà mía chưa đạt độ chín nhất định.

Qua thống kê của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tính đến thời điểm này, toàn huyện đã thu hoạch được gần 5.000ha mía, chiếm hơn 50% diện tích đã xuống giống. Trong đó, điều đáng phấn khởi là hơn 2.000ha nằm ngoài đê bao ngăn lũ của huyện hiện đã thu hoạch dứt điểm, những diện tích mía còn lại đa phần nằm trong đê bao nên nông dân chủ động được nước. Bên cạnh đó, nông dân cũng đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mía, trung bình mỗi ngày toàn huyện có khoảng 50-60ha mía được đốn cân cho thương lái. Với tiến độ này, khả năng đến cuối tháng 12 tới đây, vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp sẽ thu hoạch cơ bản dứt điểm, đúng với kế hoạch đề ra ban đầu. Từ những tín hiệu tích cực trên, mặc dù vụ thu hoạch mía chưa xong nhưng có thể khẳng định rằng, năm nay tình hình lũ tuy có ảnh hưởng một phần diện tích mía trên địa bàn huyện nhưng mía không bị thiệt hại do nước lũ gây ra.  

Mức lợi nhuận chấp nhận được

Bước vào vụ sản xuất mía năm nay, ngành mía đường phải đối mặt với không ít khó khăn, đó là tình hình đường tồn kho còn khá nhiều tại các nhà máy đường, đồng thời giá đường trên thị trường giảm từ 2.000-2.500 đồng/kg so với cùng kỳ (vào thời điểm tháng 9 và tháng 10 vừa qua giá đường ở mức 13.500 đồng/kg), từ đó kéo theo giá thu mua mía trong dân cũng giảm khoảng 200 đồng/kg so với cùng kỳ và trung bình dao động ở mức từ 900-1.050 đồng/kg, điều này đã phần nào khiến bà con bán mía kém vui. Tuy nhiên, nhằm chia sẻ với người trồng mía, Casuco vẫn cố gắng đưa ra mức giá thu mua hợp lý để đảm bảo mức lợi nhuận có thể chấp nhận được cho nông dân. Theo đó, để có giá mía nguyên liệu như trên tại các vùng mía của tỉnh, từ đầu vụ đến nay, tại cầu cảng Nhà máy đường Phụng Hiệp, Casuco đưa ra mức giá thu mua mía là 930 đồng/kg, mía 10 chữ đường (CCS); còn tại cầu cảng Xí nghiệp đường Vị Thanh là 960 đồng/kg, mía 10 CCS (nếu tăng 1 CCS được cộng thêm 10 đồng, còn giảm 1 CCS sẽ bị trừ 7 đồng). Với mức giá này đã cao hơn từ 30-60 đồng/kg so với giá hợp đồng bao tiêu mà Casuco đã ký với nông dân trước khi vào vụ ép.

Từ giá thu mua trên, cộng với năng suất mía bình quân hiện nay trên địa bàn tỉnh đạt từ 95-110 tấn/ha thì sau khi trừ chi phí đầu tư, người trồng mía vẫn có được nguồn lợi nhuận từ 20-25 triệu đồng/ha; riêng những hộ nằm trong Câu lạc bộ trồng mía đạt 200 tấn/ha/năm do Casuco thành lập thì mức lợi nhuận sẽ nhiều hơn do năng suất cao hơn. Ông Nguyễn Thái Minh, ở ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, thông tin: “Thu hoạch vụ mía năm nay, gần 1ha mía ROC 16 của gia đình đạt năng suất 15 tấn/công, giá bán 970 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất thì còn lợi nhuận gần 25 triệu đồng, thấp hơn năm rồi hơn 5 triệu đồng. Tuy vậy, người trồng mía cũng cảm thấy vui, bởi trong sản xuất thì có khi này khi khác”.

Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: Địa phương đang tiếp tục vận động nông dân trồng mía tranh thủ điều kiện thuận lợi tổ chức đốn mía đến độ tuổi thu hoạch để đảm bảo năng suất và chất lượng mía. Đồng thời, cũng chỉ đạo cán bộ của ngành ở các xã, thị trấn thường xuyên phối hợp với bà con tổ chức thăm rẫy mía để kịp thời phát hiện và phòng trị đạt hiệu quả các loại sinh vật gây hại. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các đối tượng như: bệnh rỉ sắt, rệp sáp và sâu đục thân vì đa phần mía đang trong giai đoạn thu hoạch…

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch mía được hơn 7.500ha trong tổng số diện tích xuống giống gần 10.800ha, tập trung chủ yếu ở 3 địa phương là huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh. Hiện giống mía chín sớm ROC 16 đã được bà con thu hoạch cơ bản dứt điểm và đang chuyển sang đốn các giống mía thuộc nhóm K, giống chín trung bình, chín muộn. Về sinh vật gây hại, tổng số có hơn 400ha bị nhiễm, với các đối tượng phổ biến như: sâu đục thân (93ha), chuột cắn phá (5ha), rệp sáp (115ha), rầy đầu vàng (19ha), bệnh rỉ sắt (159ha)… Tuy nhiên, tỷ lệ bị nhiễm thấp do phân bổ rải rác ở hầu hết các diện tích mía chưa thu hoạch nên khả năng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía là không nhiều.  

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC