Quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu hơn khiến nhiều người quan ngại sẽ xảy ra cuộc chiến mới giữa hai cường quốc này.
Hai tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông. Ảnh minh họa: CNN
Thời gian gần đây trong khi cả thế giới gồng mình chống dịch Covid-19 thì Trung Quốc lại gia tăng áp lực,ỹphtđithngđiệpmạnhphảnđốiTrungQuốty.so.truc.tuyen lấn chiếm Biển Đông, với mưu đồ biến tham vọng “đường chín đoạn” được Bắc Kinh chính thức tuyên bố điều này năm 2009 thành hiện thực. Theo đó, Trung Quốc đã ngang nhiên bồi đắp các bãi đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) thành các đảo nhân tạo, không ngừng quân sự hóa các tiền đồn ở Hoàng Sa và Trường Sa và thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn ở đó. Mới đây nhất, hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã khởi động một cuộc tập trận ở Hoàng Sa nhằm biểu dương sức mạnh quân sự bắt nạt các quốc gia lân cận.
Với những động thái đã và đang thực thi, Trung Quốc gần như tuyên bố chủ quyền với toàn bộ diện tích Biển Đông - một trong những tuyến giao thương hàng hải quốc tế nhộn nhịp và quan trọng bậc nhất trên thế giới. Yêu sách phi lý của Trung Quốc đã bị Tòa trọng tài Quốc tế phán quyết bác bỏ hồi năm 2016. Tuy nhiên, trên thực tế Bắc Kinh vẫn liên tục lấn chiếm Biển Đông theo phương châm “mạnh hiếp yếu”. Năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tuyên bố với các đối tác ASEAN rằng: “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ và đó là thực tế”. Từ đó họ áp đặt nhiều yêu sách phi lý đối với các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông.
Hành động của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, Mỹ kiên quyết đấu tranh vì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do. Washington khẳng định, các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông là hoàn toàn trái pháp luật cũng như các hoạt động bắt nạt của nước này đối với các quốc gia lân cận nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên đó là hoàn toàn sai trái theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Theo đó, Mỹ muốn duy trì hòa bình và ổn định cũng như tự do hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại và phản đối mọi nỗ lực sử dụng cưỡng ép hoặc vũ lực nhằm giải quyết tranh chấp. Mỹ khẳng định cùng chia sẻ những mối quan tâm này với các đồng minh và đối tác, các nước từng luôn ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh cách nhìn thế giới theo quan điểm cưỡng ép của Trung Quốc không có chỗ đứng trong thế kỷ 21. Washington nhấn mạnh thế giới sẽ không cho phép Trung Quốc được coi Biển Đông như đế chế trên biển của mình đồng thời khẳng định Mỹ sẽ cùng với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á bảo vệ quyền chủ quyền của mình đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của những nước này theo luật pháp quốc tế.
Trong một động thái liên quan, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã điều hai tàu sân bay và huy động cả máy bay ném bom tầm xa B-52 Stratofortress của không quân Mỹ để tham gia một trong những cuộc diễn tập hải quân lớn nhất trong vài năm qua ở Biển Đông, cùng thời điểm với các cuộc diễn tập của Trung Quốc ở khu vực này. Đây là lần đầu tiên trong 6 năm, 2 tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã hiện diện ở Biển Đông nhằm thể hiện sức mạnh quân sự và kiên quyết của Washington trong phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Trước đó, Cộng đồng ASEAN cũng đã lên tiếng bác bỏ những yêu sách phi lý của Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời cực lực lên án những hành động lấn chiếm của Bắc Kinh.
Những động thái kiên quyết của Mỹ đối với Trung Quốc ở Biển Đông đã khẳng định các cam kết lâu dài của Washington trong việc đứng về phía quyền lợi của tất cả các quốc gia được đi lại tự do trên biển, trên không và hoạt động ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Thông điệp mạnh mẽ này ví như hồi chuông cảnh tỉnh Trung Quốc về những hành động sai trái của họ trên Biển Đông. Mặc dù điều này càng làm cho mối quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục xấu hơn nhưng rõ ràng Mỹ nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Bộ Quốc phòng Philippines ra tuyên bố thể hiện quan điểm ủng hộ tuyên bố mới đây của Mỹ về Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc thực hiện nghiêm phán quyết Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) đưa ra hồi tháng 7-2016. Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 4 năm ngày PCA ra phán quyết (12-7-2016), Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA. Ông Locsin gọi phán quyết này là chiến thắng không chỉ của Phillipines mà của tất cả các nước “thượng tôn luật pháp quốc tế”, khẳng định phán quyết là “không thể thương lượng”. |
HN tổng hợp