Tăng cường quản lý hàng gửi kho ngoại quan,ữngkhohànggiảhàngnháikhủngcủacáctàikhoảnbánhàngquamạkết quả trận đấu dortmund hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất | |
Nỗ lực chống hàng giả, hàng nhái nhập khẩu của Hải quan Hoa Kỳ (CBP) | |
Hàng giả, hàng nhái bán tràn lan, quảng cáo thản nhiên trên mạng xã hội |
Lực lượng Quản lý thị trường khám xét kho chứa hàng giả tại Thanh Hóa ngày 27/4/2022. Nguồn: Tổng cục QLTT |
Lập kho chứa hàng “dởm” ở khu xa dân cư
Thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường đã đẩy mạnh công tác đấu tranh chống hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử. Các đối tượng lợi dụng hình ảnh, đoạn video chính hãng để quảng cáo, tuy nhiên khi đến tay người tiêu dùng lại có thể là sản phẩm kém chất lượng hoặc hàng chính hãng nhưng đã qua sử dụng. Một số sản phẩm đã được sửa chữa hoặc qua thời gian trưng bày, không đảm bảo tính mới như nguyên bản, điều này khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi trong chế độ bảo hành. Ngoài ra, các vi phạm còn ghi nhận việc một số đối tượng tìm cách đưa hàng hóa nhập lậu vào Việt Nam do tính chất của thương mại điện tử không có biên giới.
Theo Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) Nguyễn Đức Lê, từ các vụ việc gần đây cho thấy, các đối tượng có nhiều thủ đoạn mới để đối phó, khiến việc phát hiện các vi phạm của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Nếu như trước đây thương mại điện tử chỉ là bán hàng trên website của doanh nghiệp thì hiện nay có thể bán trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… Ngoài ra, một số đối tượng thường sử dụng nơi bán hàng, nơi quảng cáo, chốt đơn và kho hàng ở các khu vực khác nhau, gây khó khăn trong việc theo dõi triệt phá.
Điển hình là ngày 27/4, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cục Nghiệp vụ đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 10 (Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá) và PC03, Công an Thanh Hoá đã bất ngờ ập vào địa điểm số 10 Tô Vĩnh Diện. Đây là cơ sở kinh doanh của Shop Ngọc Thảo cùng 4 kho hàng thuộc sở hữu của bà Trương Thị Liên (sinh năm 1971), thường trú tại Thanh Hoá.
Các kho hàng trên mỗi kho rộng từ 80 - 100m2, nằm sâu trong khu dân cư. Tại các kho hàng, chủ cơ sở đã phân chia thành từng lĩnh vực với các mặt hàng riêng biệt như khu phục vụ livestream, kho chứa các mặt hàng thời trang, gia dụng, giầy dép, hoá mỹ phẩm… Chủ cơ sở sử dụng hai tài khoản Facebook để đăng bán hàng và livestream sản phẩm. Mỗi tài khoản đều có trên 10.000 lượt follow. Tuy nhiên, sau khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, các tài khoản Facebook đã tạm khoá.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã ghi nhận hơn 12.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Channel, Gucci, Louis Vuitton, Kenzo…, cùng một lượng lớn hàng hoá do nước ngoài sản xuất, chủ cơ sở chưa chứng minh được nguồn gốc hợp pháp. Được biết, mỗi ngày cơ sở này giao dịch hàng nghìn đơn hàng có giá trị từ vài chục nghìn đến hàng triệu đồng/đơn, doanh số hàng tỷ đồng mỗi tháng.
Trước đó, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện vụ kho hàng lậu, hàng giả 1.000m2 tập kết để bán online ở Lào Cai, hay vụ tàng trữ kinh doanh sản phẩm giả mạo các thương hiệu nổi tiếng tại Nam Định. Ngoài ra còn hàng trăm vụ việc khác của các đối tượng bán hàng trên mạng xã hội, website thương mại.
Nhận diện vi phạm qua thương mại điện tử
Để ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm, theo ông Nguyễn Đức Lê, việc đấu tranh không chỉ của cơ quan chức năng mà cần sự phối hợp giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như người sản xuất, người tiêu dùng.
Tới đây, lực lượng Quản lý thị trường chú trọng đào tạo để có thể phát hiện, nhận diện được ngay các sản phẩm vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử. Bên cạnh đó, vai trò của các chủ sàn thương mại điện tử, nhà cung cấp nền tảng kinh doanh cần được thể hiện rõ hơn, còn hiện nay chủ yếu mới chỉ là theo dõi đơn hàng. Một vấn đề bức xúc cho người tiêu dùng nữa là việc khiếu nại với sàn thương mại điện tử cũng còn bất cập, do khi xảy ra khiếu nại khách hàng thường không được sàn giải quyết hoặc nếu có giải quyết thì rất chậm. Do đó, nếu các sàn thương mại điện tử làm tốt hơn khâu này thì không chỉ vừa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn góp phần vào công tác chống hàng hóa nhập lậu, hàng kém chất lượng.
Mới đây, tại sự kiện Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả với chủ đề “Quản lý thị trường đồng hành cùng doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng” do Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức, đại diện Công ty CP Xuất nhập khẩu Bình Tây (BITEX- đơn vị phân phối độc quyền thương hiệu máy tính CASIO) cho biết, BITEX luôn đồng hành của Chính phủ, cùng các lực lượng chức năng trong việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp. Đồng thời, BITEX cũng kỳ vọng Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục tuyên truyền giúp người tiêu dùng, nhận diện hàng thật - hàng giả để tránh mua nhầm hàng giả và sử dụng sản phẩm giả hoặc nhái ảnh hưởng đến kết quả trong học tập và công việc.