Vì vậy,Đặthàngchotừngnhómsảnphẩgiai vo dich tho nhi ky trong các giải pháp tự chủ, cần phân loại danh mục dịch vụ sự nghiệp công đặt hàng cho từng nhóm “sản phẩm” riêng theo yêu cầu bảo tồn, duy trì và phát triển của ngành.
Đã sắp xếp lại theo hướng tinh gọn
Bộ VHTT&DL cho biết, hệ thống các ĐVSN văn hóa đã từng bước được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả, giảm đầu mối để tập trung nguồn lực của Nhà nước và nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị. Một số địa phương đã tiến hành hợp nhất các trung tâm xúc tiến trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch thuộc các sở để thành lập một trung tâm có chức năng, nhiệm vụ xúc tiến đầu tư cả ba lĩnh vực trực thuộc UBND cấp tỉnh. Đồng thời, sáp nhập trung tâm phát hành phim và chiếu bóng với trung tâm văn hóa cấp tỉnh; sáp nhập trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, trung tâm thể thao và đài phát thanh thành trung tâm văn hóa và thể thao cấp huyện.
Bộ VHTT&DL kiến nghị Nhà nước quy định rõ hơn trách nhiệm về việc huy động vốn của ĐVSNCL theo cơ chế tự vay, tự trả và trách nhiệm của thủ trưởng ĐVSN trong quản lý vay nợ và trả nợ.
Song song với sắp xếp lại các ĐVSN, Bộ VHTT&DL đã triển khai tinh giản biên chế tại các đơn vị thuộc bộ và địa phương. Kết quả tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP, Bộ VHTT&DL đã tinh giản được 74 trường hợp, các địa phương tinh giản được 162 trường hợp. Tinh giản theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Bộ VHTT&DL đã tinh giản được 71 trường hợp, các địa phương tinh giản được 295 trường hợp. Tuy nhiên, Bộ VHTT&DL cũng thừa nhận, việc tinh giản biên chế còn chậm. Một số địa phương chưa xây dựng đề án tinh giản biên chế đến năm 2021, chưa xác định rõ được những người trong diện phải giảm biên chế.
Về kết quả thực hiện tự chủ tài chính, Bộ VHTT&DL đã giao quyền tự chủ tài chính cho các ĐVSN trực thuộc theo quy định, qua đó tạo điều kiện tối đa cho các ĐVSN trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và khai thác nguồn thu sự nghiệp.
Theo đánh giá của Bộ VHTT&DL, cơ chế tự chủ tài chính đã nâng cao nhận thức của các thủ trưởng đơn vị về vai trò, trách nhiệm trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính của đơn vị mình. Các đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện chế độ khoán kinh phí như điện thoại, công tác phí, một số nghiệp vụ chuyên môn đặc thù, khoán đề tài khoa học, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (NSNN) cũng như nguồn thu bổ sung cho hoạt động chuyên môn trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và thiết thực.
Đáng chú ý, các đơn vị được giao tự chủ tài chính bước đầu sắp xếp tổ chức bộ máy biên chế, hợp đồng lao động theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đến nay 100% đơn vị đã thực hiện tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ.
Sẽ có Quy hoạch mạng lưới đơn vị SNCL
Bên cạnh các kết quả đạt được, cũng theo nhận định cũng Bộ VHTT&DL, nhiều ĐVSN văn hóa có quy mô nhỏ nên hoạt động rất hạn chế; mô hình quản lý chưa thống nhất; nguồn thu sự nghiệp thấp, chưa đảm bảo kinh phí hoạt động…
Theo đó, để triển khai cơ chế tự chủ của các ĐVSN trong ngành, Bộ VHTT&DL đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm. Cụ thể, Bộ VHTT&DL sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện và ban hành Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập làm cơ sở phân loại đơn vị sự nghiệp theo khả năng xã hội hóa và khả năng tự chủ về tài chính. Đồng thời, cụ thể hóa các quy định về cơ chế, chính sách liên quan để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số người làm việc trong các đơn vị SNCL.
Cùng với đó, Bộ VHTT&DL sẽ thể chế hóa Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 khóa XI về “Một số vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 ”, trong đó cần xây dựng quy định cụ thể về cơ chế trả lương theo vị trí việc làm trong các đơn vị SNCL.
Về cơ chế tài chính, Bộ VHTT&DL đề nghị Chính phủ và UBND các địa phương đầu ngành sớm ban hành theo thẩm quyền Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN để có cơ sở triển khai cơ chế đấu thầu, đặt hàng đối với các
ĐVSNCL. Theo đề xuất của Bộ VHTT&DL, danh mục dịch vụ sự nghiệp công (SNC) sử dụng NSNN cần được phân loại theo các tiêu chí: Danh mục dịch vụ SNC chỉ dành đặt hàng cho các đơn vị không có khả năng xã hội hóa (đơn vị do Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên); danh mục dịch vụ SNC đặt hàng cho từng nhóm “sản phẩm” riêng theo yêu cầu bảo tồn, duy trì và phát triển của ngành (như đặt hàng, đào tạo những môn nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật cần bảo tồn, vận động viên năng khiếu…); danh mục SNC thực hiện đấu thầu (các đơn vị sự nghiệp có chức năng phù hợp đều được tham gia).
Bùi Tư