【kết quả bóng đá ngoại hạng ai cập】Khởi tạo nền kinh tế mới: Yêu cầu đầu tiên là đổi mới tư duy

Ngày 16/10,ởitạonềnkinhtếmớiYêucầuđầutiênlàđổimớitưkết quả bóng đá ngoại hạng ai cập Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn Kinh tế mới 2024, với chủ đề “Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp”.

Chuyển đổi kép là quá trình mang tính cách mạng

Nhấn mạnh ý nghĩa rất quan trọng của chủ đề này, nhất là trong bối cảnh tổng kết 40 năm Đổi mới, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, để kiến tạo được nền kinh tế có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang thực hiện hai cuộc chuyển đổi lớn.

Một là, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với hội nhập quốc tế. Hai là, chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh, hay còn gọi là chuyển đổi kép. Điều đặc biệt là cả hai quá trình chuyển đổi này đều mang tính cách mạng, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đánh giá.

Khởi tạo nền kinh tế mới: Yêu cầu đầu tiên là đổi mới tư duy
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại Diễn đàn.

Cả hai quá trình chuyển đổi này đều chưa có tiền lệ, còn nhiều điều ở phía trước cần phải tiếp tục nghiên cứu, vừa làm, vừa hoàn thiện do vậy, ông Sơn cho rằng đòi hỏi đầu tiên của cả hai quá trình chuyển đổi này là đổi mới về tư duy, thay đổi cách nghĩ, cách làm, dám nghĩ, dám làm.

Tiếp theo là đổi mới về thể chế, cơ chế, chính sách; về quản lý, quản trị và điều hành ở cả tầm vĩ mô (chính phủ) và vi mô (doanh nghiệp), trong đó người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo và dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tiếp nữa là sự thay đổi trong cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phù hợp và yêu cầu về phối hợp, hợp tác không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả khu vực và toàn cầu.

Nhìn lại giai đoạn vừa qua, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực “số hóa”, “xanh hóa” trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là ở góc độ ban hành các chính sách cho chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Mặc dù vậy, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, cộng đồng doanh nghiệp chưa hiểu nhiều, chưa đầu tư nhiều, chưa triển khai nhiều, và chưa hưởng lợi nhiều từ quá trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

"Sứ mệnh của khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng không chỉ là của những người làm khoa học công nghệ, năng lượng và môi trường, của nhà hoạch định chính sách mà của tất cả các chủ thể. Trong đó phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của các doanh nhân và doanh nghiệp", TS. Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn.

Đối với các cơ quan hoạch định chính sách, đây là một thực tế đáng lo ngại, không chỉ về chất lượng của các văn bản mà còn về việc thiếu các thực tiễn ở cấp độ doanh nghiệp để xây dựng các chính sách cụ thể, “sát sườn” hơn. Chẳng hạn, nếu không có thông tin, phối hợp từ các doanh nghiệp thì các cán bộ, công chức sẽ không bao giờ tự nghiên cứu, tự cụ thể hóa được các tiêu chuẩn riêng cho dự án kinh tế tuần hoàn trong một lĩnh vực cụ thể.

Chắp cánh để doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm

“Chưa bao giờ sự kỳ vọng đối với đội ngũ doanh nhân lại lớn lao như hiện nay. Kinh tế đất nước muốn vươn mình thì không thể thiếu được đội ngũ doanh nhân phát huy vai trò tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo”, bà Trần Thị Hồng Minh nhận định. Để làm được điều này, điều Viện trưởng CIEM nhấn mạnh là phải có môi trường thể chế thuận lợi để các doanh nhân “muốn lớn, dám lớn, và có thể chơi lớn”.

Khởi tạo nền kinh tế mới: Yêu cầu đầu tiên là đổi mới tư duy
Ông Đặng Vũ Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ PPJ Group (giữa).

​​​​​Chia sẻ tại Diễn đàn về thực tế hành trình chuyển đổi kép của doanh nghiệp, ông Đặng Vũ Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn PPJ Group cho biết, hiện tại, các doanh nghiệp đang đứng trước bài toán khó khăn của “dual transformation” – chuyển đổi kép, và đó là “bài toán cấp bách” của thời đại. Đối với các doanh nghiệp ngành dệt may, bài toán này càng phức tạp với đặc thù sử dụng nhiều lao động thủ công và tiêu thụ lượng lớn tài nguyên.

Nhìn nhận từ vấn đề này từ sớm, PPJ Group đã nỗ lực chuyển đổi toàn diện, xuyên suốt chuỗi cung ứng, đưa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trở thành văn hóa trong quản trị, thành tư duy của đội ngũ. Trong hành trình chuyển đổi đầy thử thách của mình, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn mà một trong những thách thức lớn nhất là bài toán về chi phí, tài chính.

Theo ông Đặng Vũ Hùng, hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung huy động các nguồn vốn và triển khai các gói hỗ trợ tài chính chú trọng yếu tố chuyển đổi số, phát triển xanh và bền vững.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai tín dụng xanh vẫn còn nhiều rào cản do khung pháp lý chưa được hoàn thiện và cụ thể hóa, quy trình thẩm định vẫn còn khá phức tạp, đặc biệt là chưa có những tiêu chí cụ thể và minh bạch để xác định tính “xanh” của các dự án, làm căn cứ để cấp tín dụng xanh cho doanh nghiệp. Trong khi đó, chi phí đầu tư cho quá trình chuyển đổi là rất tốn kém, đòi hỏi thời gian đầu tư lâu dài.

Cũng đề cập đến tài chính cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại Việt Nam, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam đánh giá chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ giúp Việt Nam mở đường cho tăng trưởng dài hạn. Tuy nhiên, nguồn lực cho quá trình chuyển dịch này ước tính lên tới hàng trăm tỷ USD…

Theo khảo sát của HSBC, 47% doanh nghiệp tại Việt Nam muốn chuyển đổi số trong những năm tới và 40% muốn chuyển đổi bền vững theo các tiêu chí ESG .

“Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam mới chỉ chi 1% GDP cho hoạt động chuyển đổi số. Trong khi đó, chi phí chuyển đổi số trung bình của doanh nghiệp là 27,5 triệu USD. Ước tính, Việt Nam cần 270 tỷ USD để nền kinh tế chuyển đổi số (bao gồm cả khu vực công và doanh nghiệp)”, ông Tim Evans cho biết.

Khởi tạo nền kinh tế mới: Yêu cầu đầu tiên là đổi mới tư duy
Các diễn giả tham gia phiên thảo luận

Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết đưa phát thải ròng vào năm 2050 (Net Zero) tại Cop26. Theo ước tính của HSBC, chi phí chuyển đổi sang Net Zero toàn cầu là 3,5 nghìn tỷ USD/năm. Riêng Việt Nam cần 400 tỷ USD đến 2040 để đưa phát thải ròng về 0.

Khuyến nghị về chính sách cho vấn đề này, chuyên gia của HSBC cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần tập trung vào ba lĩnh vực chính: định giá các-bon và cải cách trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch và sử dụng đất, các quy định và cơ chế khuyến khích huy động tài chính và thúc đẩy năng lượng sạch hơn, và bảo trợ xã hội và hỗ trợ việc làm để bảo đảm công bằng./.

Ban Kinh tế Trung ương đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan khác có liên quan sơ kết Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Tổng kết Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Từ đó, tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về chuyển đổi số trong bối cảnh mới.