Trong thời gian qua,ẩntrươngxửlvụviệcgiovinmấtviệclmtạihuyệnKrngPắnhận định bóng đá u19 châu âu nhiều bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề.
Chiều 26/3, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin báo chí thường kỳ. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì họp báo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì họp báo. (Ảnh: Thu Hà)
Khẩn trương xử lý vụ việc 500 giáo viên mất việc làm tại huyện Krông Pắc
Tại họp báo, trao đổi về thông tin liên quan đến việc 500 giáo viên mất việc làm tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắk, ông Nguyễn Tiến Thành- Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, về việc này, Bộ Nội vụ đã kịp thời có công văn đề nghị UBND tỉnh Đắc Lắk khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo về nội dung của sự việc và có giải pháp xử lý.
Để giải quyết vấn đề trước mắt nhằm ổn định tình hình, đảm bảo quyền lợi người lao động, UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu UBDN huyện Krông Pắc tạm dừng việc thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên ngoài chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017.
Tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu huyện Krông Pắc rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động; báo cáo, đề xuất cụ thể với UBND tỉnh giải quyết căn cơ các vấn đề trong đó, nghiên cứu việc xét tuyển bổ sung đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế nhưng không còn vị trí việc làm để tuyển.
Đồng thời, chỉ đạo sở, ngành chức năng của tỉnh chủ động hỗ trợ huyện Krông Pắc trong xử lý vụ việc.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Krông Pắc đã tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng lao động với các trường hợp không đủ điều kiện nộp hồ sơ dự tuyển và không có vị trí truyển dụng.
Về quan điểm của Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Thành cho biết, Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2017 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức đã nêu rõ: Kiên trì chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo đến năm 2021, về cơ bản không tăng tổng biên chế của Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương so với biên chế được giao năm 2015. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới học giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh; lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh… có thể bổ sung biên chế, nhưng phải quản lý chặt chẽ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
Vẫn theo ông Nguyễn Tiến Thành, tại Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016; mục tiêu, nhiệm vụ giai pháp giai đoạn 2017-2021 đã chỉ đạo: Dừng việc giao bổ sung biên chế giai đoạn 2017-2021; thực hiện bằng được mục tiêu đến năm 2021 giảm ít nhất 10% bình quân giảm ít nhất 2,5%/năm biên chế của hệ thống chính trị; Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trước hết là giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề; các cơ sở khám, chữa bệnh….
Đối với lĩnh vực giáo dục phổ thông, do số lượng học sinh tăng mà cần thiết phải thành lập trường mới, lớp mới thì ngành, địa phương phải tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế được giao. Các đơn vị đã sử dụng hết số biên chế sự nghiệp được giao, không được thực hiện hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng đã được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định.
Còn tại Công văn số 2335/VPCP ngày 08/8/2017 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng do Bộ Nội vụ giao hoặc thẩm định. Có kế hoạch và giải pháp giải quyết dứt điểm số công chức, viên chức vượt quá số biên chế được Bộ Nội vụ giao. Thực hiện tinh giản biên chế đúng tiến độ, bảo đảm đúng tỷ lệ quy định. Chấm dứt ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã sử dụng hết biên chế sự nghiệp được giao….
Ông Nguyễn Tiến Thành nhấn mạnh: “Vì vậy, căn cứ phân cấp thẩm quyền quản lý viên chức, Bộ Nội vụ đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk khẩn trương xử lý vụ việc theo thẩm quyền, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nêu”.
Ngoài ra, đối với nội dung báo chí nêu là phát hiện có dấu hiệu tiêu cực để có suất dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn huyện Krông Pắc, Bộ Nội vụ đề nghị UBND tỉnh này chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra, điều tra, nếu có sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Vì sao đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo?
Cũng tại buổi họp báo thường kỳ, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã lí giải vì sao Bộ Nội vụ đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Theo Bộ Nội vụ, tại Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (về một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020) kết luận: “Áp dụng một bảng lương chung, thực hiện chính sách đặc thù ngành nghề bằng chế độ phụ cấp; nghiên cứu mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp” và “rà soát, xác định rõ các đặc thù, trên cơ sở đó xây dựng, hoàn thiện các chế độ trợ cấp, phụ cấp để đảm bảo công bằng, hợp lý, nhất là các chế độ phụ cấp theo nghề (thâm niên, ưu đãi, trách nhiệm theo nghề, công vụ)”.
Kết luận số 21-KL/TW ngày 18/8/2003 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công) cũng kết luận: Đối với cán bộ, viên chức ở các ngành sự nghiệp thì áp dụng chung một bảng lương để làm căn cứ cho việc cấp hoặc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, để đóng/hưởng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế, trả lương ngày nghỉ chế độ. Tiền lương thực trả phụ thuộc vào nguồn thu và kết quả hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp, các ngành giáo dục, y tế... được thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi phù hợp.
Theo ông Nguyễn Tiến Thành, căn cứ quy định nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và đã ban hành một số văn bản về chế độ phụ cấp đối với nhà giáo.
Đến nay, nhà giáo được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp quy định tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. Đây là sự ưu đãi của Nhà nước đối với nhà giáo.
“Trong thời gian qua, nhiều bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề” - Bộ Nội vụ nêu rõ.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đang xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
“Vì vậy, Bộ Nội vụ đã đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo tại dự thảo luật để nghiên cứu, xây dựng ban hành đồng bộ với chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong hệ thống chính trị, bảo đảm tương quan chung, phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước” – ông Nguyễn Tiến Thành nhấn mạnh./.
Theo Kim Thanh/dangcongsan.vn