【kết quả giải bóng đá vô địch quốc gia】Thực hư việc ăn trầu cau mắc bệnh ung thư

Thực hư việc ăn trầu mắc bệnh ung thư?

Ăn trầu là một thói quen của nhiều người Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước châu Á có tỷ lệ người dân ăn trầu (lá trầu – cau - vôi - cây dễ - thuốc lào – pv) nhiều nhất khu vực châu Á. Tuy nhiên, gần đây có nhiều thông tin về việc ăn trầu có nguy cơ mắc bệnh ung thư vùng miệng và họng rất cao khiến nhiều người lo lắng.

Theo đó, một nghiên cứu tại Đài Loan (một trong số nước có tỉ lệ người ăn trầu nhiều nhất thế giới – pv) cho thấy: Mỗi năm có khoảng 4.700 người mắc bệnh ung thư vòng họng, trong đó 80% bệnh nhân ung thư vòm họng có thói quen ăn trầu cau.

Đó là những nghiên cứu từ nước ngoài, còn tại Việt Nam vấn đề này vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và còn nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.

Ăn trầu vẫn thọ trên 80 tuổi bình thường

Đó là ý kiến của không ít những bậc “bách niên giai lão” ăn trầu từ khi còn trẻ. Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, bà Lê Thị Tẹo (Khu 8 – xã Động Lâm – huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ) thì tính đến thời điểm hiện tại bà đã hơn 90 tuổi và có thâm niên ăn trầu hơn 50 năm, trong miếng trầu bà ăn có “gia vị” chủ yếu là: trầu không – quả cau – dễ cây (vỏ cây dễ hoặc vỏ cây chay)- thuốc lào và vôi tôi quyệt vào là trầu. 

Tuy nhiên, sống ngót 100 tuổi, nhưng bà chưa hề có biểu hiện gì về bệnh răng miệng, thậm chí là răng vẫn còn chắc khỏe hơn cả những bậc “cao niên” không ăn trầu.

Cùng quan điểm trên, bà Lê Thị Mùi cũng ở cùng thôn cho biết: “Nếu nói ăn trầu mắc bệnh ung thư thì chúng tôi chắc không sống được đến giờ này, đó là một truyền thống và nét đẹp từ xa xưa. Thậm chí, răng đã “móm” nhưng nhiều cụ vẫn giã trầu để ăn hàng ngày”.

Đó là những quan điểm của những thế hệ đi trước, còn hiện tại với những thế hệ thuộc “U40” hoặc “U50” nhiều người đã từ bỏ thói quen này. Một phần là do tuc nhuộm “răng đen môi đỏ” của các cụ ngày xưa không còn phù hợp, một phần là do con cháu khuyến khích nên từ bỏ thói quen này vì sợ “rước bệnh vào thân”.

Thực hư việc ăn trầu mắc bệnh ung thư?

Thực hư việc ăn trầu mắc bệnh ung thư?

Hơn 90 tuổi nhưng cụ Tẹo không thể một ngày thiếu miếng trầu, quả cau

Chuyên gia nói gì?

Trước những cảnh báo từ các chuyên gia nước ngoài và thực tế ở Việt Nam, nhiều chuyên gia đã lên tiếng về tục ăn trầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, không ít ý kiến trái chiều về vấn đề này.

Nếu xét về mặt khoa học, nhiều chuyên gia cho rằng, việc ăn trầu cau sẽ phát sinh nhiều bệnh tật không thể lường trước được, trong đó có bệnh ung thư răng miệng và vòm họng.

Tuy nhiên, xét về riêng lẻ một số chuyên gia và nhà văn hóa lại cho rằng ăn trầu là tục đã có từ lâu đời nhất là ở các vùng nông thôn. Không những thế tục ăn trầu còn mang ý nghĩa truyền thống sâu sắc.

Đứng về phương diện khoa học, TS Ngô Thanh Tùng, Trưởng khoa Xạ 1 vùng Mặt, BV Ung bướu Trung ương cho biết, khi người ăn trầu nhai, miếng trầu sẽ cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. 

Ngoài ra, độc tố trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà sát mạnh vào vùng tổn thương. Đó chính là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu tại vị trí này.

Không chỉ có vây, BS Tùng còn cho biết, một số chất trong quả cau có thể gây ra những biến đổi gen, gây lệch lạc nhiễm sắc thể trong tế bào máu ngoại biên...Đó là chưa kể, cách ăn trầu thêm thuốc lào như ở Việt Nam, nguy cơ này sẽ tăng lên 9,9 lần.

Đồng quan điểm trên, BS chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt Võ Trương Như Ngọc cho biết, ăn trầu là một thói quen văn hóa, tập tục của từng dân tộc. Thói quen này có nên duy trì hay không điều này còn tùy thuộc vào từng dân tộc, địa phương. Tuy nhiên đứng về phương diện y học, dựa trên các nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, khuyến cáo chúng ta không nên  duy trì thói quen này.

Còn phân tích riêng lẻ trên phương diện Đông y, nhiều nhà khoa học cho biết, là trầu, quả cau đều có tác dụng chữa bệnh riêng. Như  lá Trầu có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng: Tụ cầu, subtilit và trực khuẩn coli, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm.Ngoài ra, là trầu còn dùng để đánh gió, trị cảm mạo bằng cách vò nát lá Trầu không trộn với rượu bọc vào miếng vải chà xát hai bên sống lưng hay dùng trị mụn nhọt bằng cách vò nát, đắp quanh mụn nhọt hoặc nấu nước tắm trị rôm sẩy, ghẻ ngứa. Hoặc trị bệnh viêm chân răng do chất Polyphenol kháng khuẩn, diệt các tụ cầu, trực khuẩn coli.

Còn quả cau có nhiều tanin, alcahoit, arecolin. Hạt cau làm tê liệt thần kinh giun, sán, giun sán không bám vào thành ruột được mà bị đẩy ra ngoài. Dùng hạt cau trị giun sán phối hợp với thuốc khác, arecolin còn có tính làm chậm nhịp đập của tim.

Ngoài ra, chất chát của cau làm cho chân răng co lại, ôm sát chân răng cho hàm răng chắc, không lung lay. Nhai trầu chính là động tác luyện tập cho răng tốt hơn. Hạt cau có tính trị giun nên ăn trầu ít bị nhiễm trùng đường ruột và ký sinh trùng đường ruột. Tuy nhiên, không nên lạm dụng ăn cau luôn miệng, vì vô ý làm phỏng niêm mạc miệng, ứa máu răng, môi nứt khô.

Thiên Minh

Cảnh báo 2 loại kẹo phát sáng chứa chất gây ung thư