Ảnh minh họa
Đây là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư sửa đổi,ườinướcngoàidạyngoạingữphảicóchứngchỉphùhợtỷ số a rập xê út hôm nay bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT.
Dự thảo nêu rõ: Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ, tin học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người nước ngoài.
Giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ mà ngoại ngữ đó là ngôn ngữ thứ nhất của giáo viên (ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ mà một người sinh ra đã học nói với cha, mẹ của mình thay vì phải học ở trường, lớp rồi mới biết nói hoặc sử dụng nó) đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt tiêu chuẩn sau: Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngôn ngữ phù hợp.
Giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ mà ngoại ngữ đó không phải là ngôn ngữ thứ nhất của giáo viên, đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có bằng cao đẳng sư phạm ngôn ngữ phù hợp trở lên; có bằng cao đẳng ngôn ngữ phù hợp trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngôn ngữ phù hợp; có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngôn ngữ phù hợp.
Dự thảo cũng quy định Trung tâm ngoại ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:
Trung tâm công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư thành lập và đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Theobaochinhphu.vn