Thừa cân tăng,ẻemViệtđốidiệngánhnặngképvềdinhdưỡdự đoán bong đa suy dinh dưỡng chưa giảm nhiều
Nếu như những năm về trước, khi bước chân ra đường, hiếm hoi lắm chúng ta mới gặp được một đứa trẻ thừa cân, nhưng nay, xuất hiện ngày càng nhiều em nhỏ đang trong độ tuổi cắp sách đến trường với thân hình mập mạp.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, tỉ lệ thừa cân, béo phì từ trẻ em tuổi tiền học đường và học đường đến tuổi trưởng thành đang gia tăng ở Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng… số lượng trẻ thừa cân béo phì xấp xỉ 100.000 trẻ. Chẳng hạn như tại TP.HCM tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tăng gấp ba lần trong hơn 10 năm (từ 2007 đến 2017), từ 3,7% lên 11,5%; ở học sinh phổ thông cũng tăng gấp đôi, từ 11,6% lên 21,9%. Còn tại Hà Nội, số liệu điều tra mới đây nhất cho thấy tỷ lệ trẻ em béo phì ở khu vực nội thành là 40,7%. Thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho thấy ở các quận trung tâm, tỷ lệ trẻ em béo phì càng tăng. Chẳng hạn như Hoàng Mai, Thanh Xuân tỉ lệ trẻ em béo phì, thừa cân thấp hơn các quận như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm...
Không chỉ nỗi lo trẻ thừa cân ngày càng tăng, theo ông Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nước mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (24,3% năm 2016) và có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng. Theo đó, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở miền núi phía Bắc là 30,3%, Tây Nguyên là 34,2%.
Sở dĩ có tình trạng tăng nhanh trẻ thừa cân, béo phì, theo ông Lê Danh Tuyên, nguyên nhân chủ yếu là do gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng như đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga… Đây là những loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng chất béo cao cùng với lối sống ít hoạt động thể lực, lười vận động.
“Với tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức cao là do khẩu phần ăn của đa phần người dân Việt Nam không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng cần thiết cho sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ. Hầu hết người dân vẫn chưa quan tâm tới việc bổ sung vi chất dinh dưỡng như Vitamin A, sắt, kẽm, i ốt... khiến cho vi chất dinh dưỡng đang trở thành “nạn đói tiềm ẩn”, ảnh hưởng tới hàng triệu trẻ em Việt", ông Tuyên thông tin
Chìa khóa là dinh dưỡng và vận động
Để can thiệp hiệu quả việc phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, một trong những biện pháp tốt để kiểm soát cân nặng ở trẻ nhỏ là thay đổi lối sống, hành vi. Đó là tăng hoạt động thể lực (thời gian hoạt động ở mức trung bình ít nhất 60 phút/ngày), giảm thời gian tĩnh tại. Trẻ dưới hai tuổi không xem ti vi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem ti vi dưới 2 giờ/ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần. Ngoài ra, các bậc phụ huynh, gia đình có trẻ nhỏ, các nhà trường cần đưa ra các mô hình khuyến khích chế độ ăn lành mạnh, cùng với đó tăng cường hoạt động thể lực trong trường học, điều chỉnh cấu trúc bữa ăn, tránh lạm dụng đường và các chất béo.
Với trẻ suy dinh dưỡng, theo bác sỹ Trần Khánh Vân, Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm iốt, kẽm và VitaminA. Do vậy, theo bác sỹ Vân, người dân cần chủ động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng nâng cao sức khỏe cho bản thân và cho gia đình bằng cách thay đổi thói quen tiêu dùng, tìm mua và sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của ngành Y tế và các cơ quan quản lý liên quan. Ngoài ra, bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
“Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt; bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm; dầu thực vật có chứa một trong các thành phần như dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường VitaminA, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp...”, bác sỹ Vân khuyến cáo.
Nhấn mạnh ở khía cạnh khác, ông Lê Danh Tuyên khuyến cáo người dân cần quan tâm đến chăm sóc dinh dưỡng ngay từ tuổi vị thành niên, đặc biệt là giai đoạn mới kết hôn, chuẩn bị làm mẹ. Với trẻ nhỏ, dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày vàng (đầu đời) tức là từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai đến khi trẻ 2 tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng. Đảm bảo dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ có đủ dự trữ các chất dinh dưỡng để nuôi con sau này. Mặt khác bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh là rất cần thiết để phòng chống thiếu máu cho cả mẹ và con.
“Ngoài ra, bà mẹ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh cũng cần được uống Vitamin A liều cao và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh để phòng chống thiếu Vitamin A cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng”, ông Tuyên khuyến cáo.