您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【thanh hoá vs hải phòng】Làm rõ vấn đề hạn chế quy hoạch “treo” trong Luật Xây dựng (sửa đổi)

Empire7772025-01-10 22:38:25【Cúp C2】0人已围观

简介Luật Xây dựng (sửa đổi): Rà soát các luật liên quan để tránh mâu thuẫn, chồng chéoSửa đổi, bãi bỏ thanh hoá vs hải phòng

lam ro van de han che quy hoach treo trong luat xay dung sua doiLuật Xây dựng (sửa đổi): Rà soát các luật liên quan để tránh mâu thuẫn,treothanh hoá vs hải phòng chồng chéo
lam ro van de han che quy hoach treo trong luat xay dung sua doiSửa đổi, bãi bỏ nhiều điều thuộc các luật xây dựng, nhà ở
lam ro van de han che quy hoach treo trong luat xay dung sua doiSớm sửa Luật Xây dựng để dân đỡ khổ
lam ro van de han che quy hoach treo trong luat xay dung sua doi
Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật Xây dựng (sửa đổi)

Nỗ lực tránh mâu thuẫn, chồng chéo

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng tại phiên họp Quốc hội chiều nay 23/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội Phan Xuân Dũng nêu rõ, UBTVQH nhất trí với đa số ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về sự cần thiết ban hành Luật cùng với phạm vi điều chỉnh và tên gọi như dự thảo Luật.

Nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị sửa đổi Luật Xây dựng phải bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật khác như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch… và các dự án Luật đang trình Quốc hội.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban KH,CN&MT và Ban soạn thảo cùng các cơ quan liên quan đã nỗ lực rà soát các luật liên quan để tránh mâu thuẫn, chồng chéo.

Cụ thể, dự thảo Luật đã được sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phù hợp với Luật Đất đai; sửa đổi, bổ sung quy định về chủ đầu tư, nhà đầu tư trong dự thảo Luật để thống nhất với quy định về nhà đầu tư trong Luật Đầu tư; thống nhất khái niệm về nhà ở riêng lẻ, dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị với Luật Nhà ở.

Thống nhất quy định về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng với pháp luật về quy hoạch; việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra phục vụ thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng thống nhất với pháp luật về đấu thầu...

Một số ý kiến ĐBQH đề nghị cần có giải pháp hạn chế quy hoạch “treo”; cần cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trong các khu đất có quy hoạch chậm triển khai để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

UBTVQH nhận thấy, về quy hoạch chậm triển khai thực hiện, pháp luật về quy hoạch xây dựng đã có quy định về rà soát quy hoạch để kịp thời xem xét điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển (Điều 46 Luật Quy hoạch đô thị và Điều 15 Luật Xây dựng).

Luật Xây dựng hiện hành đã có quy định về việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ có thời hạn trong vùng quy hoạch. Trên thực tế có nhiều quy hoạch triển khai quá chậm trễ, kéo dài so với quy định đã gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới đời sống và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

“Tiếp thu ý kiến của ĐBQH và để bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 49 Luật Đất đai năm 2013, dự thảo Luật đã được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy phép xây dựng có thời hạn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trong các khu quy hoạch chậm triển khai tại Điều 94 như dự thảo Luật”, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng nói.

Phân cấp mạnh cho cơ quan cấp dưới

Ở góc độ thủ tục thẩm định, một số ý kiến ĐBQH cho rằng thủ tục thẩm định còn phức tạp, kéo dài, đề nghị liên thông, đồng bộ hóa các luật có liên quan về cùng một nội dung thẩm định, cấp giấy phép; quy định rõ nội dung, trách nhiệm các chủ thể trong hoạt động thẩm định.

Liên quan tới nội dung dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi), đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) cho rằng, cần tạo điều kiện thông thoáng và phải phân cấp mạnh cho các cơ quan cấp dưới, chính quyền địa phương cấp dưới chứ không thể điều gì cũng lên Trung ương.

Cụ thể, Chính phủ có thể phân cấp cho các Bộ và các Bộ có thể phân cấp xuống cho địa phương. Từ đó, địa phương phân xuống các huyện để họ có đủ thẩm quyền làm. Điều quan trọng là phải gỡ bỏ các thủ tục rườm rà, liên thông với nhau trong quá trình tổ chức thẩm định, cấp giấy phép.

"Bởi khi làm một dự án phải thông qua nhiều cơ quan mà không biết ai là đầu mối. Theo tôi cần khắc phục như phân cấp cho các chủ đầu tư, các chủ dự án và phối hợp giữa các cơ quan quản lý để tổ chức thẩm định, thẩm tra, ban hành quyết định. Tất cả quy trình phải minh bạch và phải chỉ rõ được trách nhiệm của từng cấp, từng ngành đối với việc thực thi những công việc được giao”, đại biểu Đỗ Văn Sinh nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cho rằng, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, quy định về thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở đã được tích hợp với việc cấp giấy phép xây dựng.

Theo đó, công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn giấy phép xây dựng (điểm g, khoản 2, Điều 89).

Để cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định, Điều 56, Điều 82 dự thảo Luật cũng đã quy định chủ đầu tư có thể trình các cơ quan có thẩm quyền hồ sơ dự án, thiết kế xây dựng, thực hiện song song, đồng thời các thủ tục trong quá trình thẩm định. Dự thảo Luật cũng đã bổ sung một điều mới (Điều 87a) quy định về quyền, trách nhiệm của tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng.

“Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã phân định rõ việc thẩm định đối với từng loại dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan như đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Điều 56); phân định nội dung, trách nhiệm cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu trong công tác thẩm định dự án, thiết kế xây dựng (Điều 56, 82)”, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng nói.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Theo Tờ trình tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở tuân thủ 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua, gồm: Nhóm chính sách 1: “Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng”; Nhóm chính sách 2: “Bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng"; Nhóm chính sách 3: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về xây dựng bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với pháp luật có liên quan”.

很赞哦!(856)