【trận canada】Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Cần linh hoạt theo nhóm nghề

gioi

Toàn cảnh hội thảo.

Thông tin tại Hội thảo Tham vấn đánh giá tác động giới trong đề nghị xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi),ĐềxuấttăngtuổinghỉhưuCầnlinhhoạttheonhómnghềtrận canada ngày 26/4.

Lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao

Theo dự thảo Báo cáo đánh giá tác động giới của các chính sách trong đề nghị xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi), tình trạng nghỉ hưu và đảm bảo chế độ hưu trí của người lao động bộc lộ những bất cập như: Tuổi nghỉ hưu thấp và có sự khác biệt về tuổi nghỉ hưu của nam và nữ.

Ngoài ra, mặc dù tuổi nghỉ hưu quy định là 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam, song thực tế tuổi nghỉ hưu trung bình là 54,2 tuổi, trong đó tuổi nghỉ hưu trung bình của nam là 55,6 tuổi và phụ nữ là 52,6 tuổi.

Bên cạnh đó, có thực tế là người lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu còn rất cao. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), có đến 60% người cao tuổi trong độ tuổi từ 60 - 69 đang làm việc. Mỗi năm có khoảng 120.000 lao động nghỉ hưu thì sẽ có khoảng 48.000 người lao động tiếp tục làm việc, xuất phát từ nhu cầu tăng thêm thu nhập phục vụ cho cuộc sống, cũng như đóng góp và cống hiến những kiến thức kinh nghiệm trong quá trình tích lũy làm việc.

Dự thảo trên nêu rõ vấn đề giới cũng tồn tại hai quan điểm khác nhau liên quan đến tuổi nghỉ hưu. Theo đó, quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau của nam và nữ thể hiện việc phân biệt đối xử trên cơ sở giới.

Trong khi đó, điều kiện phát triển kinh tế và dịch vụ xã hội đã được cải thiện, dẫn đến sự bất bình đẳng giữa nam và nữ về cơ hội phát triển nghề nghiệp (đào tạo, thăng tiến nghề nghiệp) và điều kiện khả năng hưởng thụ quyền lợi (mức lương, lợi ích quỹ lương hưu). Mặt khác, phần lớn người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục duy trì tuổi nghỉ hưu hiện hành.

Đề xuất nghỉ hưu linh hoạt theo nhóm nghề

Trước những thực tế này, bà Dương Thị Thanh Mai - Trưởng nhóm Đánh giá tác động giới của Bộ luật Lao động sửa đổi cho rằng, vấn đề giới của tăng tuổi nghỉ hưu sẽ xuất hiện những mâu thuẫn, không bình đẳng về mặt thực hiện quyền, thu nhập giữa người lao động trong cùng một giới.

Bà Mai phân tích, phụ nữ tri thức có thu nhập và khả năng lao động đến 60, 62 tuổi, thậm chí 65 tuổi song lao động chân tay không thể làm được như vậy. “Xác định tuổi nghỉ hưu thì giải pháp hỗ trợ để khắc phục bất bình đẳng giới có thể phát sinh là phải có chế độ hưu trí linh hoạt. Người lao động ở vị trí nào cũng có thể hưởng quyền lao động đến tuổi quy định cũng như được nghỉ sớm với chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp. Đây không phải đi xin quyền mà thực hiện quyền” - bà Mai nhấn mạnh.

Bàn về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, quan điểm của cơ quan này là tăng tuổi nghỉ hưu cần đánh giá tác động cụ thể đối với các nhóm ngành nghề; trong đó vấn đề về giới phải được nhìn nhận một cách thực chất.

Ông Quảng cũng bày tỏ băn khoăn khi các phương án đề xuất chưa phân biệt theo từng nhóm lao động, từng ngành nghề cụ thể, nhất là vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ. Điều này sẽ tạo nên những bất cập và tác động không tốt. Do đó, với đề xuất của nhóm tác giả cho phép được quyền nghỉ hưu linh hoạt theo một số nhóm nghề, ông Quảng cho rằng, đây là giải pháp khả thi.

“Lộ trình đến thời điểm nào đó, tuổi nghỉ hưu của nữ phải bằng nam. Tuy nhiên, việc sửa Bộ luật Lao động hiện nay phải có cách tiếp cận dần, đề xuất tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 và nam lên 62 là thuyết phục hơn. Phải có lộ trình giảm khoảng cách chứ không phải nâng tuổi hưu lên bằng nhau ngay” - ông Quảng nói.

Đồng quan điểm, bà Lê Thị Nguyệt - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng, khoảng cách tuổi nghỉ hưu của nam và nữ 5 năm như hiện hành là dài nên nếu để ngang bằng ngay sẽ rất khó chấp nhận, và dư luận cũng khó đồng tình. Do đó, khoảng cách này phải được giãn dần và tăng có lộ trình cho đến khi đạt thì sẽ hợp lý hơn.

“Tôi nghĩ phải có lộ trình tăng từng bước, từng đối tượng và nhóm ngành nghề chứ không nên tăng đồng loạt. Phương án tăng lên 60 đối với nữ và 62 với nam là dễ chấp nhận và có cơ sở để đạt được tính thuyết phục hơn” - bà Nguyệt nhấn mạnh./.

Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Trong đó, phương án 1 là nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, nhưng lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng. Phương án 2 là nữ nghỉ hưu ở tuổi 60, nam 65, lộ trình mỗi năm điều chỉnh nâng thêm 4 tháng.

Mai Đan