Empire777

Nhân điều sơ chế chiếm tới 95% trong cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. Ảnh: N.Hiền. Bất cập ở kết quả giải hạng nhất hàn quốc

【kết quả giải hạng nhất hàn quốc】Để ngành điều thoát thế “kẹt”

de nganh dieu thoat the ket

Nhân điều sơ chế chiếm tới 95% trong cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. Ảnh: N.Hiền.

Bất cập ở tất cả các khâu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá,kẹtkết quả giải hạng nhất hàn quốc trong 30 năm qua, ngành điều đã vươn lên thành một ngành mũi nhọn trong nông sản với tổng sản lượng chế biến năm 2017 đạt 353.000 tấn, đạt giá trị xuất khẩu 3,52 tỷ USD. Thông qua kết quả đó, ngành điều đã tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, bao gồm những người trồng điều và công nhân chế biến hạt điều, đồng thời đóng góp vào việc mang ngoại tệ về cho đất nước.

Tuy nhiên, ông Cường chỉ ra rằng ngành điều Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Theo đó, về khu vực trồng trọt, đây là cây công nghiệp duy nhất đã bị giảm diện tích, từ mức 440.000 ha vào năm 2008 đến nay chỉ còn 300.000 ha. Bên cạnh đó, xét về mặt năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất thì hiện nay cây điều đang là loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập không cao cho bà con nông dân. Trong khi đó, tình hình biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là những trận mưa trái mùa thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng tới tỷ lệ ra hoa đậu quả và sự phát triển mạnh của 2 nhóm sâu bệnh đặc trưng là bệnh thán thư và bọ xít muỗi, từ đó kìm hãm năng suất của cây điều. Chính điều này khiến cho hiệu quả cho người trồng điều giảm xuống mức thấp. “Nếu không khắc phục được vấn đề này thì diện tích trồng điều sẽ tiếp tục suy giảm, khi đó Việt Nam sẽ phải lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu” – ông Cường nhấn mạnh.

Đối với việc chế biến, dù đã hình thành được một nền công nghiệp chế biến hạt điều với hơn 400 DN, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn mới chỉ tạo ra nguyên liệu cuối cùng của khâu hạt, đó là hạt điều nhân trắng. Với những sản phẩm sâu hơn, có giá trị gia tăng cao hơn thì Việt Nam mới chỉ làm được khoảng 5%. Trong khi khâu sản xuất, chế biến mới chiếm trên 40% trong chuỗi giá trị, còn phân khúc chế biến sâu hơn và tổ chức phân phối thì ngành điều Việt Nam vẫn chưa làm được. Đây cũng là nút thắt dẫn tới hiệu quả tổng thể của chuỗi ngành hàng này chưa cao.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam hiện có hơn 465 DN chế biến điều với tổng công suất thiết kế trên 1,4 triệu tấn hạt/năm. Về mặt công suất chế biến, các DN có quy mô công suất lớn đã chiếm trên 70% sản lượng. Tuy nhiên, nếu so sánh về số lượng thì số cơ sở chế biến nhỏ vẫn còn chiếm gần 70% cơ sở (314 cơ sở). Trong đó, hiện mới khoảng có 20 DN lớn đầu tư cho các sản phẩm chế biến sâu như điều rang muối, điều chiên bơ, điều có gia vị, ̣ điều hỗn hợp, bánh kẹo điều… với công suất 15,4 nghìn tấn sản phẩm/năm, còn lại là các cơ sở nhỏ lẻ, cung ứng cho thị trường nội địa khoảng 20.000 tấn sản phẩm/năm. Về chế biến dầu vỏ hạt, hiện có 26 cơ sở với công suất 80.000 tấn sản phẩm/năm và 5 cơ sở tinh luyện dầu vỏ hạt với công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam đánh giá, các DN chế biến hạt điều của Việt Nam tuy đông nhưng đa phần lại có quy mô rất nhỏ. DN xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam năm 2017 cũng chỉ đạt doanh thu khoảng 170 triệu USD. Trong khi doanh thu của DN nước ngoài lên tới hàng tỷ USD. “Dù có tới hơn 400 DN xuất khẩu và 1.000 nhà máy chế biến nhưng phần lớn đều là những DN siêu nhỏ, mỗi năm doanh thu chỉ vài trăm ngàn USD, chỉ vài chục DN có doanh thu trên 30 triệu USD/năm” – ông Thanh nói.

Gấp rút tái cơ cấu

Trước những vấn đề bất cập như trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị ngành điều cần tập trung vào đề án tái cơ cấu ngành điều theo một số quan điểm và mục tiêu lớn. Theo đó, từ nay đến năm 2030, sẽ không tăng diện tích trồng điều mà duy trì ổn định ở mức 300.000 ha như hiện nay, do quỹ đất dành cho các loại cây trồng hiện đang ở mức tương đối cân bằng. Nhưng phải tập trung tăng về chuỗi giá trị, trong đó, tăng năng suất lên mức phù hợp. Cụ thể, ngành điều Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng năng suất lên gấp rưỡi, gấp đôi, do đó phải tập trung làm trên cơ sở xây dựng quy trình thích ứng cho từng tiểu vùng trọng điểm là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Cùng với đó, tập trung vào chế biến sâu hơn, kèm theo đó là phải xây dựng được những thương hiệu mạnh để đảm bảo chuỗi giá trị ngành điều trong tương lai sẽ dài hơn. Ngành điều cũng cần nghiên cứu đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để khắc phục những yếu tố bất thuận của thời tiết. Ví dụ, với vấn đề mưa trái mùa thì cần có loại giống thích ứng với từng tiểu vùng, hoặc phải có quy trình để có phương thức canh tác khắc phục được các nạn dịch như bệnh thán thư và bọ xít muỗi…

Ông Cường cũng nhấn mạnh về vấn đề tổ chức lại sản xuất, phải hình thành các chuỗi sản xuất khép kín, với sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất tới khâu chế biến và thương mại. Để làm được điều đó thì DN phải liên kết chặt chẽ với bà con nông dân với phương thức hình thành các HTX để tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, ổn định việc thu mua, chế biến và tổ chức phát triển thị trường. Đặc biệt, việc phát triển thị trường phải chú ý cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. “Thời gian qua thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đây là một trong những thị trường rất tiềm năng và có lợi thế để ổn định về mặt thương mại. Nếu quá lệ thuộc vào thị trường nước ngoài sẽ dẫn tới sự phát triển lệch lạc, không đầy đủ và cũng không khai thác hết chuỗi giá trị. Hơn nữa, tăng trưởng du lịch của Việt Nam lên tới 30% mỗi năm, do đó, đây là một trong những tiềm năng rất lớn để xuất khẩu tại chỗ” – ông Cường cho hay.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam:

Trong cơ cấu xuất khẩu của ngành điều Việt Nam, nhân điều sơ chế hiện chiếm tỷ trọng 94-95%, còn các sản phẩm chế biến sâu chỉ chiếm 5%. Chế biến sâu làm tăng giá trị xuất khẩu lên ít nhất 20%. Đây là cơ hội song cũng là thách thức cho các nhà máy chế biến. Hiện giá hạt điều chế biến sâu đang được các siêu thị ở Mỹ, châu Âu bán ở mức trên 20 USD/kg, trong khi giá xuất khẩu nhân điều sơ chế của các DN Việt Nam chỉ được khoảng 10 USD/kg. Do đó, ngành điều phải tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến xuất khẩu mới nâng cao được giá trị hạt điều trên thị trường thế giới.

Ông Tạ Quang Huyên, Giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1:

Việt Nam hiện có quá nhiều DN chế biến, xuất khẩu hạt điều. Điều này dẫn tới tình trạng tranh giành mua nguyên liệu cũng như tranh giành bán điều nhân. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm không đồng đều và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng tới uy tín chung của hạt điều Việt Nam. Do đó, Nhà nước cần quan tâm tới vấn đề xây dựng thương hiệu điều quốc gia để nâng cao uy tín cho hạt điều, qua đó hỗ trợ cho công tác quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hạt điều.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap