【ket qua ita】Chăm lo tốt cho đồng bào dân tộc Khmer
Thời gian qua,ămlotốtchođồngbodntộket qua ita công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer, nhất là các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong huyện Châu Thành A quan tâm thực hiện, góp phần phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Lãnh đạo ban, ngành tỉnh và huyện Châu Thành A đến thăm, chúc tết Chol Chnam Thmay năm 2022 tại Chùa Bôtumvongsây, thị trấn Cái Tắc.
Theo ông Danh Văn Hoàng, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện, những năm qua, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền đến bà con về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì công tác chăm lo cho đồng bào Khmer được các cấp, các ngành trên địa bàn huyện quan tâm thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, 2 năm qua, huyện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa khoảng 10 căn nhà cho hộ Khmer gặp khó khăn về nhà ở; tạo điều kiện cho hơn 100 hộ vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh gần 2,9 tỉ đồng; mở 8 lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học, kỹ thuật.
Chưa kể, nhân các ngày lễ, tết của đồng bào dân tộc, huyện phối hợp với tỉnh tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà các chùa Phật giáo Nam tông Khmer cũng như các vị có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. “Công tác vận động bà con Khmer tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Ngày vì người nghèo”... cũng được các cấp, các ngành trên địa bàn huyện quan tâm thực hiện, góp phần giảm hộ nghèo, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc”, ông Hoàng cho biết thêm.
Những năm qua, công tác chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer luôn được thị trấn Bảy Ngàn quan tâm thực hiện. Theo đó, bên cạnh thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy, UBND thị trấn còn chỉ đạo các ngành, MTTQ, đoàn thể thường xuyên xuống địa bàn nắm bắt tình hình, tư tưởng người dân cũng như thường xuyên giữ mối liên hệ với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng. Qua đó, có hướng chỉ đạo cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Đơn cử như đầu năm 2022, gia đình ông Thạch Luận, ở ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn được hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà ở kiên cố thay cho căn nhà dột nát trước đây. Phấn khởi trước sự hỗ trợ kịp thời này, ông Luận chia sẻ: “Khi được Nhà nước hỗ trợ tiền, gia đình tôi đã góp thêm gần 20 triệu đồng để xây căn nhà mới nên bây giờ không còn chịu cảnh nhà dột cột xiêu như trước nữa. Có nhà mới rồi, gia đình tôi yên tâm, tập trung làm ăn để có cuộc sống sung túc, đủ đầy hơn”.
Cũng được hưởng chính sách của Nhà nước, nay gia đình ông Thạch Phol, ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn không chỉ thoát nghèo mà còn trở nên khấm khá. Theo ông Phol, khoảng năm 2017, do thiếu vốn nên mọi suy tính phát triển kinh tế gia đình gặp nhiều trở ngại. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương phối hợp với ngành chức năng tạo điều kiện cho ông vay 50 triệu đồng để nuôi gà, mua bán nhỏ. Nhờ chịu khó, cộng với áp dụng kỹ thuật bài bản trong chăn nuôi, 3 năm sau, ông xây được nhà kiên cố trị giá hơn 200 triệu đồng.
Hiện gia đình ông sắm nhiều phương tiện, trang thiết bị phục vụ nhu cầu đi lại và giải trí, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Ông Phol khẳng định: “Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên gia đình tôi mới có điều kiện vay vốn phát triển kinh tế như thế. Dự kiến, gia đình tôi sẽ tăng số lượng đàn gà nuôi và mở rộng quán để nâng cao nguồn thu nhập”.
Bên cạnh quan tâm, hỗ trợ trên, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trấn còn vận động nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ các nhu yếu phẩm để chăm lo cho những hộ đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn. Đón Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer năm nay, Mặt trận thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên thành lập đoàn đến thăm và chúc tết tại chùa Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer trên địa bàn... Nhờ vậy mà đời sống bà con đồng bào dân tộc ngày một nâng cao. Hiện thị trấn Bảy Ngàn còn 27 hộ đồng bào Khmer nghèo, chiếm khoảng 20% tổng số hộ đồng bào dân tộc.
Từ những hoạt động thiết thực đó đã giúp nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trở nên khấm khá. Đến nay, huyện còn 121 hộ đồng bào dân tộc nghèo, chiếm khoảng 10% tổng số hộ dân tộc trên toàn huyện. “Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó tập trung phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, triển khai xây dựng các công trình trọng điểm, thiết yếu. Mặt khác, đẩy mạnh các chính sách phát triển giáo dục; y tế; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở và vốn vay… giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con”, ông Hoàng cho hay.
Bài, ảnh: NHẬT TÂN