Luật Chứng khoán sửa đổi nâng cao tính minh bạch,ànthiệnthểchếtàichínhđểthuhúttốiđacácnguồnlựcchopháttriểlịch thi đấu ngoại hạng anh tối đêm nay hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán Gỡ vướng mắc dài hạn về nâng hạng khi sửa đổi Luật Chứng khoán Tính minh bạch gia tăng khi đưa chuẩn mực quốc tế vào Luật Kế toán sửa đổi |
Theo Phó Thủ tướng, đối với Luật Chứng khoán, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán. Đồng thời, hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, đề xuất sửa đổi.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình tại phiên họp. |
Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các vướng mắc trên thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán với mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện được hoạt động bù trừ, thanh toán các giao dịch chứng khoán trên thị trường theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. |
Đối với Luật Kế toán, nội dung sửa đổi, bổ sung hướng tới 2 nhóm mục tiêu chính. Một là áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán; tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị kế toán; đơn giản hóa nội dung công tác kế toán, chứng từ kế toán nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý; hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số; nâng cao tính minh bạch và tuân thủ báo cáo tài chính của đơn vị kế toán. Hai là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người làm kế toán.
Với 2 nhóm mục tiêu nêu trên, đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến chuẩn mực kế toán; dịch tài liệu ra tiếng Việt; kỳ kế toán đầu tiên và cuối cùng của đơn vị kế toán; đơn giản nội dung chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán điện tử; quy định về báo cáo tài chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán cho các bộ, cơ quan ngang bộ trong đó có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND cấp tỉnh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người làm công tác kế toán.
Về Luật Kiểm toán độc lập, theo Phó Thủ tướng, đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến: Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập; Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập; Những người không được đăng ký, tiếp tục hành nghề kiểm toán; Nghĩa vụ duy trì điều kiện đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; Luân chuyển kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán đối với doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán; Mở rộng các đối tượng cần được kiểm toán bắt buộc.
Luật Ngân sách nhà nước tại dự thảo được đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế cho phép các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của ngân sách cấp trên trực tiếp trên địa bàn, hỗ trợ các địa phương khác và chi viện trợ.
Đồng thời, dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về chi NSNN thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và thường xuyên như các nhiệm vụ về chuẩn bị đầu tư; rà soát, thẩm định quy hoạch; nâng cấp, mua sắm, sửa chữa, cải tạo tài sản, dự án đầu tư… Đề xuất bổ sung quy định về việc bố trí vốn cho các chương trình, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn được phân bổ vốn theo pháp luật về NSNN…; Đề xuất bổ sung quy định cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; Bổ sung quy định về đối tượng được phân bổ và giao dự toán ngân sách.
Liên quan đến Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung là để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công đối với một số quy định về: Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công; Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện trong việc xử lý tài sản công...
Các đại biểu tham dự phiên họp sáng 29/10. |
Ngoài ra, dự thảo đã quy định về cập nhật hình thức “chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý” đối với tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; Xử lý vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý phá dỡ, hủy bỏ tài sản công mà còn sử dụng được; Hình thức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là ngoại tệ; trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân...
Tại Luật Quản lý thuế, dự thảo đã tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế, tăng cường trách nhiệm công vụ thông qua đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về: Mức tiền phải trả lãi; Thẩm quyền quyết định hoàn thuế; Nguyên tắc quản lý thuế; Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh; Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế; Quy tắc xác định thời gian tính tiền chậm nộp.
Bên cạnh đó, để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội thông qua mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về: Nguyên tắc khai thuế, tính thuế nhằm mở rộng cơ sở thu, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số; Khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan Thuế với các cơ quan liên quan.
Tại Luật Dự trữ quốc gia, dự thảo bổ sung cơ chế cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước; Sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp thẩm quyền cho Thủ tướng chính phủ quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia./.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (UBTCNS) Lê Quang Mạnh, UBTCNS, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội nhất trí sự cần thiết sửa đổi, bổ sung dự án Luật với các lý do như đã nêu tại tờ trình của Chính phủ để thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. |