Các khu phố bán đồ chơi trẻ em tại Hà Nội như chợ Đồng Xuân,ĐồchơitrẻemngàyQuốctếthiếunhiHàngTrungQuốcbịtẩfeyenoord vs lazio phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can đều bày bán rất nhiều đồ chơi Trung Quốc với màu sắc sặc sỡ, chủng loại đa dạng.
Chị Đỗ Thị Hạnh, chủ một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em cho biết, những ngày “cận kề” dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6, đồ chơi Trung Quốc lại không được nhiều phụ huynh chọn mua trong khi đồ chơi nội lại “cháy” hàng.
“Một chiếc tàu hoả bằng gỗ được sản xuất trong nước có giá bán tới 70.000 đồng, mẫu mã rất đơn giản, thô sơ nhưng nhiều phụ huynh lại tìm mua bằng được cho con. Trong khi với giá tiền khoảng 35.000 – 50.000 đồng là có thể mua được một chiếc tàu hoả của Trung Quốc bằng nhựa nhiều màu sắc, mô phỏng các kiểu tàu hoả y như thật, lại di chuyển được, có đèn nhấp nháy, phát ra âm thanh. Đồ chơi Trung Quốc “bắt mắt” trẻ con hơn nhưng phụ huynh lo ngại thiếu tính giáo dục nên không mua”, chị Hạnh phân tích.
Các bậc phụ huynh ngày các quan tâm đến chất lượng đồ chơi trẻ em
Theo ý kiến của nhiều phụ huynh mua hàng tại đây, đồ chơi cho trẻ em không chỉ mang tính giải trí mà còn có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách trẻ. Đồ chơi Trung Quốc phần lớn chỉ chú trọng đến yếu tố kinh doanh trong khi đó tính giáo dục gần như bị bỏ qua. Phần lớn các đồ chơi này đều dựa trên sự hiện đại sử dụng nguồn năng lượng từ pin, điện sạc, tạo cho trẻ sự lười biếng trong tư duy và phản xạ.
Anh Nguyễn Quang Minh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Ngày xưa chỉ với bảy miếng gỗ xếp hình Trí uẩn, đám trẻ chúng tôi có thể thoả chí sáng tạo ra nhiều hình thù ngộ nghĩnh. Hay những trò chơi như đánh chuyền, ô ăn quan, nhảy dây cũng giúp rèn luyện kĩ năng cá nhân, tư duy toán học, phán đoán chính xác. Bây giờ, trẻ con có nhiều đồ chơi hiện đại nhưng không khơi dậy trí tưởng tượng. Muốn đồ chơi hoạt động, trẻ chỉ cần ấn nút. Đồ chơi lắp ghép robot thì đã có sẵn các bảng hướng dẫn chi tiết để “rập khuôn”. Đó là chưa kể đến nhiều loại đồ chơi làm bằng nhựa rẻ tiền, có cạnh sắc nhọn không đảm bảo độ an toàn cho trẻ. Do đó, khi chọn mua quà 1/6 cho con, tôi chỉ tìm các loại đồ chơi “made in Vietnam” đơn sơ, giản dị nhưng có tính giáo dục, kích thích phát triển trí tuệ cho trẻ”
Theo thống kê, hiện Hà Nội có rất nhiều làng nghề chuyên sản xuất đồ chơi đang phát triển mạnh như: diều của thôn Bá Giang, xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng), tò he của làng Xuân La, Phượng Dực (huyện Phú Xuyên), tàu Thuỷ sắt Khương Đình (quận Thanh Xuân) đồ chơi bằng mây tre ở Tây Phương (huyện Thạch Thất)... Việc sản xuất đồ chơi trẻ em cũng mang lại khoản thu nhập không nhỏ cho mỗi làng nghề.
Theo khảo sát của PV, những món đồ chơi “made in Vietnam” dù có mức giá cao gấp 3, 4 lần hàng Trung Quốc gia công vẫn bán chạy. Thậm chí, ngay cả những món hàng ngoại nhập có mức giá “chát chúa” đến 1 – 2 triệu đồng vẫn bán đắt hàng.
Tại gian hàng đồ chơi của những trung tâm thương mại lớn của Hà Nội như Vincom, Parkson, Royal… không thiếu những món đồ chơi hàng hiệu với giá tiền triệu.
Vào dịp cuối tuần các cửa hàng này luôn đông thượng đế nhí và bán rất chạy. Bộ lắp ghép máy bay có giá từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng, bộ sưu tập búp bê trị giá từ 600.000 - 1.200.000 đồng... tuy giá cao nhưng vì hàng ngoại nhập Mỹ, Nhật phụ huynh vẫn chọn mua vì yên tâm hơn về chất lượng so với hàng Trung Quốc giá rẻ nhưng không rõ nguồn gốc, nhãn mác.
“Tôi thấy ngày càng có nhiều phụ huynh nhận ra tác hại của đồ chơi Trung Quốc và có xu hướng lựa chọn như tôi.”, anh Nguyễn Văn Hoàng, nhân viên văn phòng tâm sự khi đi mua đồ chơi cho con.
Trong khi đó, tại các cửa hàng nhỏ lẻ, các đồ chơi trẻ em của Trung Quốc mang hơi hướng bạo lực như kiếm, súng không được các bậc phụ huynh lựa chọn nhiều.
Nguyên nhân được các chủ cửa hàng phân tích, hiện nay các bậc phụ huynh đã ý thức được việc lựa chọn các sản phẩm đồ chơi mang tính an toàn và giáo dục cao hơn so với trước đây ‘con thích gì chiều mua nấy’.
Bảo Phương