您现在的位置是:Empire777 > La liga
【mazatlán đấu với pachuca】Nỗi đau mất mẹ của chàng trai 'xin tắm gội cho bệnh nhân Covid
Empire7772025-01-26 17:54:48【La liga】3人已围观
简介Chàng bệnh nhân đặc biệtSáng sớm, những tia nắng đầu tiên xuyên qua lớp kính cửa sổ phòng bệnh. Hà N mazatlán đấu với pachuca
Chàng bệnh nhân đặc biệt
Sáng sớm,ỗiđaumấtmẹcủachàngtraixintắmgộichobệnhnhâmazatlán đấu với pachuca những tia nắng đầu tiên xuyên qua lớp kính cửa sổ phòng bệnh. Hà Ngọc Trường (29 tuổi), bệnh nhân “đặc biệt” của Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM) thức dậy.
Búi tóc lên, đeo bao tay y tế, Trường đến bên giường các bệnh nhân thăm hỏi, xem họ cần hỗ trợ những gì. Những đêm trước, Trường dường như không thể ngủ. Nỗi đau mất mẹ hằn in trên đôi mắt của chàng thanh niên đang là niềm động viên của hơn 70 người bệnh tại đây.
Trường nhiễm Covid-19 trong một lần đi mua cà phê. Sau đó, cả nhà anh gồm người em trai sinh đôi, em dâu và bố mẹ đều dương tính với Sars-Cov-2 rồi nhập viện điều trị ở những bệnh viện khác nhau.
Ngày bệnh tình trở nặng, Trường được đưa vào khu ICU (chăm sóc tích cực) điều trị. Anh sốt triền miên rồi ho, khó thở, mất vị giác.
Sau khi chiến thắng Covid-19, Trường tình nguyện ở lại bệnh viện để hỗ trợ các bệnh nhân. |
Những ngày đầu, Trường mất hết sức lực, tưởng chừng đến việc đứng lên cũng khiến anh chao đảo, ngã nhào. Thế nhưng, Trường không tuyệt vọng. Anh nghĩ về gia đình, về các y bác sĩ, về việc mọi người đang cùng nhau nỗ lực chống lại bạo bệnh. Cùng với đó, Trường nhớ mẹ. Anh muốn về với gia đình và lấy đó làm sức mạnh vực dậy tinh thần.
Sau 10 ngày điều trị, Trường bắt đầu bình phục. Anh được chuyển lên Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Trở về từ cửa tử, Trường biết ơn các y bác sĩ và thấu hiểu sự khó khăn vất vả của họ trong việc giành giật sự sống cho bệnh nhân. Trường nói: “Họ tất bật trong sự nóng nực, bất tiện của bộ đồ bảo hộ. Suốt 3-4 tiếng đồng hồ, họ không dám uống nước, ăn cơm… để giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân. Nhìn cảnh ấy, tôi nghĩ khi khỏe lại, tôi sẽ ở lại bệnh viện hỗ trợ họ trong việc chăm sóc bệnh nhân”.
Nguyện vọng của Trường được lãnh đạo bệnh viện chấp thuận. Những ngày đầu, khi sức lực chưa thật đầy đặn, Trường đảm nhận việc thay các bình nước lọc phục vụ bệnh nhân. Khỏe hơn một chút, anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường…
Tại đây, Trường dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường, hỗ trợ bệnh nhân trong việc ăn uống. |
Khi sức khỏe cho phép, Trường tự biến mình thành một điều dưỡng bất đắc dĩ của bệnh viện. Anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay tã, tắm gội, thay bình oxy… cho bệnh nhân. Trường chia sẻ: “Đây là khoa dành cho người lớn tuổi, bệnh nặng, có bệnh nền”.
“Nhiều người trong số họ không thể tự vệ sinh, chăm sóc bản thân nên tôi quyết định hỗ trợ. Ban đầu, tôi chỉ đút cho họ ăn. Sau đó, tôi tình nguyện thay tã cho họ. Dần dần quen việc, quen người, tôi thay drap giường, lau mình, tắm gội cho họ luôn”, anh nói thêm.
Biến đau thương thành sức mạnh
Mỗi buổi sáng, Trường đi một vòng khắp các phòng bệnh trong khoa. Anh hỏi thăm từng bệnh nhân, kiểm tra việc sinh hoạt cá nhân, bình truyền nước, bình oxy của họ để xem ai cần gì thì giúp. Trời nắng, ấm, Trường luân phiên tắm gội, lau mình cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân.
Trường nói, anh thấu hiểu cảm giác khó chịu, bức bối đến nhường nào khi lâu ngày không được tắm gội. Anh trải qua cảm giác này trong thời gian điều trị tại khu ICU. Tại đây, sau 8 ngày Trường mới được tắm gội một lần.
“Được tắm gội sau nhiều ngày liền “nín nhịn”, các cô chú, ông bà vui lắm. Ai cũng vui vẻ hợp tác và không ngại ngùng gì. Có người còn nói vui rằng, nhiều lúc người thân, con cái của họ cũng chưa chắc chăm sóc họ được như thế”, Trường chia sẻ.
Trường tình nguyện luân phiên tắm gội cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân. |
Mỗi lần gội đầu cho một bệnh nhân nữ lớn tuổi, Trường lại nghĩ đến mẹ. Đã hơn một tháng, Trường không được gặp bà. Mẹ Trường chuyển biến nặng và phải thở máy. Khi hay tin các thành viên khác trong gia đình đã được xuất viện, chỉ có mẹ chưa được về, anh càng lo lắng hơn.
Thế rồi điều không may xảy đến. Trường nhận tin mẹ không đủ sức vượt qua bạo bệnh. Trường kể: “Hơn 1 tháng qua, tôi không được gặp mẹ vì mẹ đang phải điều trị bệnh. Khi được thấy mặt thì mẹ tôi đang nằm trên giường bệnh, thở loại máy thở cuối cùng - loại máy dành cho các bệnh nhân nặng giành giật sự sống”.
“Rồi mẹ tôi ra đi…Khi làm tình nguyện viên ở đây, tôi vẫn hi vọng mẹ vượt qua nhưng không có phép màu nào cả. Tôi phải chấp nhận sự thật ấy dù rất đau đớn. Tôi chỉ mong mẹ thấy được công việc của tôi đang làm và yên nghỉ. Kiếp sau, tôi vẫn muốn được làm con của mẹ”, Trường nghẹn ngào chia sẻ.
Đau đớn nhưng Trường không để nỗi bi thương cùng sự tàn khốc của dịch bệnh quật ngã. Trường biến đau thương thành sức mạnh, quyết cùng người bệnh giật lại sự sống từ Covid-19.
Trường lấy việc chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân làm niềm vui mỗi ngày. Anh nói, tinh thần lạc quan rất quan trọng trong quá trình điều trị Covid-19. Thế nên, anh luôn tìm cách động viên, củng cố tinh thần cho bệnh nhân.
Trường nói, anh rất vui khi có thể hỗ trợ các y bác sĩ chăm sóc người bệnh. |
Mỗi ngày, ngoài việc dọn vệ sinh, tắm gội, anh luôn miệng động viên bệnh nhân ăn uống, vững tâm điều trị để “nhanh được về nhà”. Trường cũng thường xuyên liên lạc với người thân bệnh nhân để họ trò chuyện với cha, mẹ, ông bà mình đang nằm trên giường bệnh qua các ứng dụng gọi video.
Đêm về, Trường gần như thức trắng bên giường bệnh của những ca chuyển nặng để họ không cảm thấy cô đơn. Anh cũng nấu cháo, nấu mì, đút nước, thay bình nước muối vô khuẩn cho những bệnh nhân khác…
Anh nói: “Tôi rất vui và hạnh phúc khi có thể làm được gì đó cho những người đang điều trị bệnh tại đây. Có trường hợp, tôi chăm sóc họ từ lúc mới vào viện đến khi xuất viện”.
“Đó là khoảng thời gian tôi vui và hạnh phúc nhất. Những lúc như thế, tôi cảm thấy như mình vừa hoàn thành một nhiệm vụ gì đó, dù nhỏ nhoi trong cuộc chiến chống dịch đầy cam go này”, Trường nói.
Hãy giữ vững tinh thần Hà Ngọc Trường cho biết: “Covid-19 rất nguy hiểm nên mọi người không được chủ quan mà phải tuyệt đối tuân thủ công tác phòng dịch. Chúng ta cần uống nhiều nước, uống viên Vitamin C, tập thể dục hàng ngày, ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe. Khi nhiễm bệnh, phải điều trị, người bệnh không nên bi quan mà hãy lạc quan, giữ vững tinh thần chúng ta sẽ vượt qua đại dịch”. |
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp
Người lính bế cụ bà F0: 'Má đừng ngại, cứ ôm lấy con'
Bế cụ bà dương tính với Sars-CoV-2 không mặc đồ bảo hộ từ tầng 4 ra xe, anh lính biên phòng liên tục động viên người bệnh. Anh nhắn nhủ: “Má đừng ngại, cứ ôm lấy con”.
很赞哦!(4)
相关文章
- Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- Yamaha Exciter bán tại Indonesia rẻ hơn Việt Nam tới 10 triệu đồng
- Chiêm ngưỡng bộ 3 Rolls
- Giới thiệu sách giáo khoa Địa lí 12
- Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- Chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu nhưng tràn đầy năng lượng
- Giảm 80 triệu, Hyundai Elantra nối dài chuỗi giảm giá xe trên thị trường
- Giới thiệu sách giáo khoa Lịch sử 12
- Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- Xe bán tải dát vàng 24k giá 1 triệu đô
热门文章
站长推荐
Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
Điểm danh các mẫu xe phục vụ siêu anh hùng trong phim Mỹ
Lái thử xe VinFast Lux: Chuyên gia ‘xịn’, bài thử hay, tặng vé xem F1
Có giá 1,349 tỷ, Peugeot 5008 2017 có gì
Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
1500 xe VinFast Fadil tham gia thị trường xe công nghệ
Nơi cung cấp nhân lực cao lĩnh vực Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học
Tăng trưởng chậm, Toyota Việt Nam ưu đãi xe lắp ráp
友情链接
- Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh và giàu lên từ biển
- Nâng cao hiệu quả đối tác Hải quan
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh
- Chọn thí điểm nội địa hóa thiết bị 3 dự án nhiệt điện
- Diện mạo đô thị khởi sắc
- Khánh thành cột mốc cuối cùng trên biên giới Việt Nam
- Dành hơn 14.000 tỷ đồng cho vay các đối tượng chính sách
- An toàn thực phẩm
- Xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn hàng không
- Nhiều giải pháp tăng quản lý giá 6 tháng cuối năm