Ngoại Hạng Anh

【trận đấu albirex niigata】Quỹ bảo lãnh tín dụng

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn nguồn vốn từ quỹ bảo lãnh tín dụng.DN “dở khóc dở cười’Thiếu nguồn trận đấu albirex niigata

Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn nguồn vốn từ quỹ bảo lãnh tín dụng.

Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn nguồn vốn từ quỹ bảo lãnh tín dụng.

DN “dở khóc dở cười’

Thiếu nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn là khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay,ỹbảolãnhtíndụtrận đấu albirex niigata nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Ông Lê Thanh Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Trí Cường chia sẻ, tiếp cận nguồn vốn hiện là khó khăn cố hữu mà các DN vẫn loay hoay chưa tìm được giải pháp khắc phục.

"Rào cản lớn nhất để DN đến với dòng vốn là tài sản đảm bảo. DNNVV rất khó để có tài sản thế chấp vay vốn và trong trường hợp có tài sản đảm bảo thì việc định giá của ngân hàng thường là rất thấp so với giá trị thực của tài sản. Do vậy, lượng vốn vay được rất ít", ông Cường nhấn mạnh.

Trước thực trạng đó, để gỡ những vướng mắc khi vay vốn, nhất là yêu cầu về tài sản đảm bảo, mô hình quỹ tín dụng đã ra đời. Tuy nhiên, sau 15 năm, quỹ bảo lãnh tín dụng được cho là hoạt động hiệu quả nhất cũng chỉ cấp vốn tối đa cho 105 DN. Thậm chí, nhiều DN còn rất mơ hồ về sự tồn tại của quỹ này.

Đáng nói hơn, đối với một số DN tìm hiểu về quỹ bảo lãnh để vay vốn thì lại gặp trở ngại về yêu cầu tài sản đảm bảo. "Chính vì không có tài sản đảm bảo nên DN mới cần đến một tổ chức, một quỹ để đứng ra bảo lãnh tín dụng. Nếu có tài sản thế chấp thì DN đã đến thẳng ngân hàng để vay vốn mà không cần đến sự hỗ trợ của các quỹ này. Thế nhưng lại xảy ra nghịch lý là quỹ bảo lãnh lại đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm. Yêu cầu đó khiến DN “dở khóc dở cười”, ông Cường chia sẻ.

Ngoài ra, ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội cho biết, hiện nay các điều kiện mà quỹ đưa ra còn khó khăn hơn các điều kiện của ngân hàng. Qua khảo sát, đa số các DN muốn vay tại ngân hàng hơn quỹ bởi thủ tục của ngân hàng được cho là đơn giản hơn, thuận tiện hơn và phục vụ chuyên nghiệp, bài bản hơn ở quỹ.

Quỹ bảo lãnh tín dụng ra đời với mục tiêu là cầu nối giữa các DN có phương án sản xuất kinh doanh khả thi với các ngân hàng thương mại. Thế nhưng, dường như vai trò cầu nối đã không thể phát huy tác dụng khi ngân hàng ngần ngại còn DN thì không bước được lên “cây cầu” bảo lãnh đó.

Cần nới lỏng quy định về tài sản đảm bảo

Theo các chuyên gia kinh tế, để mô hình quỹ tín dụng hoạt động hiệu quả hơn, quan trọng nhất là phải nới lỏng quy định về tài sản đảm bảo cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của DN trong một giới hạn nhất định để tránh rủi ro cho quỹ.

Về vấn đề này, ông Hoàng Việt Trung, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, trên thực tế có một điều chưa hợp lý là tài sản bảo đảm phải thực hiện ở cả quỹ tín dụng và quỹ bảo lãnh. “Chúng tôi đã có đề nghị sửa đổi quy định về tài sản bảo đảm, khi DN vay vốn không cần phải có 100% tài sản bảo đảm mà chỉ cần có 1 phần để đảm bảo cho khoản vay của mình ở tổ chức tín dụng; đề nghị quỹ bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho phần còn lại”, ông Trung cho biết.

Bên cạnh đó, theo quy định phải cần tối thiểu 30 tỷ đồng vốn điều lệ để thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên rất khó hút vốn từ ngân hàng thương mại trong khi lại vượt quá khả năng cân đối ngân sách của các địa phương. Chưa kể, việc nguồn vốn “mỏng” cũng khiến quỹ bảo lãnh khó cấp tín dụng cho số đông các DNVVN đang cần vốn như hiện nay.

Theo ông Nguyễn Văn Hiến, Phó Hiệu trường Trường Đại học Tài chính - Marketing, việc đóng góp hình thành nguồn tài chính của các quỹ bảo lãnh tín dụng như vậy thì năng lực tài chính bị hạn chế, bản thân quỹ cũng sẽ phải gánh chịu những rủi ro khi cho vay, nên số dự án bảo lãnh được không nhiều.

“Nguồn vốn của quỹ bảo lãnh tín dụng thấp, quy định trích lập quỹ dự phòng lại nhỏ, khiến cho rủi ro rất lớn mà các quỹ này rất khó để xử lý. Do đó, có thể tăng thêm vốn cho các quỹ bảo lãnh tín dụng hoặc cho quỹ bảo lãnh tín dụng trích lập quỹ dự phòng như một tổ chức tín dụng, từ đó có thể mạnh dạn sử dụng nguồn tài chính để xử lý các khoản nợ khó", ông Hiến cho biết.

Các chuyên gia khuyến nghị, cần khuyến khích các địa phương thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng độc lập không trực thuộc các quỹ đầu tư địa phương nhằm tăng tính độc lập và tăng cường trách nhiệm quản lý. Do quỹ bảo lãnh tín dụng là tổ chức phi lợi nhuận nên nhà nước cần có chính sách ưu đãi để thu hút vốn điều lệ cho các quỹ từ các ngân hàng thương mại hay các tổ chức và hiệp hội.

Tố Uyên

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap