Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Hồ sơ hải quan là cần thiết
Ngày 10-9,ủtụchảiquanThayđổiđểtạothuậnlợsố liệu thống kê về union berlin gặp werder bremen Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 128/2013/TT-BTC (quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) hướng dẫn Nghị định 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Luật Quản lý thuế đã khắc phục những vướng mắc này. Một là, DN được quyền yêu cầu cơ quan Hải quan phải trả lời về mã, giá, CO trước khi làm các thủ tục hải quan. Đây là quyền của DN và cơ quan Hải quan có trách nhiệm trả lời. Hai là, trong quá trình thông quan, thay vì các thông báo của Trung tâm Phân tích phân loại về kết quả phân tích hàng hóa và đưa ra khuyến cáo về mã số, cơ quan Hải quan phải ban hành các Quyết định để trả lời về mã số hàng hóa. Quyết định trả lời về mã số hàng hóa sẽ được chấp hành tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Một trong những vấn đề mà nhiều DN quan tâm và đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là cơ quan Hải quan tiếp tục cải tiến quy trình nghiệp vụ hải quan, đặc biệt trong TTHQĐT. Theo các DN, khi thực hiện TTHQĐT, DN đã truyền hồ sơ dữ liệu về hàng hóa XNK cho cơ quan Hải quan, như vậy, sẽ không phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ cho cơ quan Hải quan nữa.
Với đề nghị này của DN, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, theo khảo sát, tại tất cả các nước khi đã thực hiện TTHQĐT vẫn yêu cầu DN phải nộp hồ sơ giấy. Tại Việt Nam, khi Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai, một số giấy phép của các cơ quan quản lý sẽ được điện tử hóa, đến lúc đó DN sẽ không phải nộp các loại giấy phép bản giấy cho cơ quan Hải quan.
Cũng từng trao đổi về vấn đề liên quan đến quy định nộp hồ sơ hải quan, ông Âu Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Việc DN nộp hồ sơ hải quan cho cơ quan Hải quan là đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định: “Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan Hải quan tại trụ sở Hải quan…”.
Theo ông Âu Anh Tuấn, ở đất nước có nền hải quan phát triển hiện đại như Nhật Bản, họ yêu cầu sau khi lô hàng được thông quan 3 ngày DN phải nộp hồ sơ hải quan cho cơ quan Hải quan. Dù lượng tờ khai của bạn lên đến hàng chục triệu bộ/năm, gấp nhiều lần Hải quan Việt Nam nhưng DN vẫn chấp hành rất tốt quy định này. Phần lớn DN ở Nhật Bản đến nộp trực tiếp tại cơ quan Hải quan.
Cải tiến các khâu thủ tục
Cũng tại hội nghị đối thoại, một số DN bày tỏ chưa hài lòng về cách xác định mã, trị giá tính thuế và xuất xứ hàng hóa của cơ quan Hải quan. Bên cạnh đó, các DN cũng cho rằng, nhiều quy trình quản lý của các cơ quan quản lý khác cũng đang tác động gây ách tắc hàng hóa, kéo dài thời gian thông quan của DN. Theo dẫn chứng của DN, cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan kiểm dịnh, DN kinh doanh kho bãi... là những yếu tố làm chậm quá trình hoàn thành thông quan hàng hóa của DN. Do đó, muốn rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của DN, ngoài việc cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan rất cần sự phối hợp tốt của các cơ quan quản lý khác cùng xây dụng thủ tục thông thoáng, thuận tiện.
Đồng thuận với nhiều ý kiến của DN, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã thẳng thắn cho biết, việc có nhiều DN bày tỏ bất đồng với chính sách thuế nhất là không hài lòng với việc áp dụng mã, giá, xuất xứ là vấn đề vướng mắc phổ biến của DN cần được khắc phục.
Thứ trưởng cho biết thêm, thưc hiện Luật Quản lý thuế, hoạt động KTSTQ cũng được sửa đổi, bổ sung, nhất là việc KTSTQ tại cơ quan Hải quan. Tại các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Quản lý thuế, Nghị định 83, Thông tư 128 đã giới hạn về thời gian thực hiện KTSTQ. Cụ thể, cơ quan Hải quan chỉ được mời DN đến trụ sở cơ quan trong khoảng thời gian nhất định, quá thời hạn không được mời đến. Đồng thời, các văn bản trên cũng bổ sung các thủ tục hành chính, quy định pháp luật về quyền và trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong KTSTQ. Trong trường hợp biên bản làm việc tại trụ sở cơ quan Hải quan chưa được DN chấp nhận do ảnh hưởng đến quyền lợi của DN, cơ quan Hải quan không được ban hành quyết định ấn định thuế. Cơ quan Hải quan tiếp tục KTSTQ tại trụ sở DN, chỉ ấn định thuế trên cơ sở số liệu, chứng từ sai sót của DN. Những thay đổi này sẽ giảm thiểu sự không bằng lòng của DN đối với kết quả KTSTQ tại cơ quan Hải quan.
Bên cạnh đó, để tránh có những phàn nàn của DN về việc CBCC Hải quan không làm đúng, đủ thời gian làm việc gây chậm trễ cho DN, Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Hải quan công khai số tờ khai, thời gian xử lý tờ khai. Theo Thứ trưởng, ngành Hải quan đã thực hiện TTHQĐT theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP của Chính phủ, hiện có 96% tờ khai điện tử trên tổng số 5,5 triệu tờ khai. Khi khai điện tử, mọi dấu vết thời gian đều nằm trên hệ thống. Do đó, việc công khai thời gian xử lý tờ khai để thấy việc tuân thủ pháp luật của CBCC Hải quan.
Đồng ý với ý kiến của DN về các loại giấy phép, điều kiện kho bãi... cũng đang là những yếu tố làm ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa của DN, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, để thực hiện thủ tục hải quan được nhanh chóng không chỉ có cơ quan Hải quan mà các yếu tố như: Điều kiện bến cảng, xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi, thời gian cho giấy phép của hàng hóa có điều kiện... cũng cần được tiến hành nhanh chóng hơn. Do đó, Thứ trưởng đề nghị, DN cùng với cơ quan Hải quan tiếp tục có những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý khác, đặc biệt là cơ quan quản lý chuyên ngành để đẩy nhanh thời gian cấp phép hàng hóa.
Ngọc Linh