【bxh bd bolivia】Thêm chính sách để quản lý hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội

Khó quản lý hàng giao dịch qua thương mại điện tử
Cục Thuế Hà Nội: Siết chặt quản lý thuế thương mại điện tử,êmchínhsáchđểquảnlýhoạtđộngthươngmạiđiệntửtrênmạngxãhộbxh bd bolivia kinh doanh sản phẩm nội dung số
Loại bỏ hàng giả để nâng cao niềm tin với thương mại điện tử
Sáng 14/1 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp vớ
Bộ Công Thương đang tích cực lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định về thương mại điện tử. Ảnh: H.Dịu

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử”.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI, Việt Nam là một trong những quốc gia có sự phát triển nhanh chóng về thương mại điện tử. Đến nay, thương mại điện tử đã lan tỏa rộng rãi đến mọi người, mọi nhà nhưng còn nhiều vấn đề cần quan tâm như: hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ...

Do đó, Bộ Công Thương đang xây dựng và lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Nội dung của dự thảo bổ sung một số quy định về cơ chế quản lý hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài, quy định việc quản lý hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội, sửa đổi một số quy định về trách nhiệm của sàn thương mại điện tử và sửa đổi trách nhiệm cung cấp thông tin của thương nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử…

Ông Đậu Anh Tuấn nhận định, văn bản dự thảo nghị định sửa đổi này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử trong nước từ thương nhân đến các mạng xã hội.

Về phía Bộ Công Thương, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, dự thảo nghị định sửa đổi sẽ tập trung vào 4 nhóm chính sách là thu gọn đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; minh bạch hóa thông tin hàng hóa và dịch vụ trong thương mại điện tử; quản lý hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội và quản lý hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài.

Mục tiêu của dự thảo nghị định sửa đổi này là nhằm hoàn thiện khuông khổ pháp luật về thương mại điện tử, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, không để thương mại điện tử bị lợi dụng và trở thành phương thức thực hiện các hành vi mua bán, lưu thông hàng hóa vi phạm pháp luật khác.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng như các đại diện đến từ doanh nghiệp, hiệp hội cũng đã thảo luận, đưa ra những đánh giá, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 52 như: thực tiễn thực thi pháp luật về thương mại điện tử, vấn đề hàng giả hàng nhái không có hóa đơn chứng từ, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu, quyền lợi người tiêu dùng, những trách nhiệm của chủ sàn TMĐT, của đơn vị giao nhận, chứng từ liên quan đến hàng hóa…

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty TNHH SB Law cho rằng, quy định trách nhiệm cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước công cụ tra cứu các thông tin liên quan tới người bán để phục vụ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo là cần thiết.

Tuy nhiên điều này có thể gây ra mối lo ngại lớn từ phía các doanh nghiệp vì quy định này mâu thuẫn với quy định về bảo vệ thông tin cá nhân đã được cụ thể hóa theo điểm 1, Điều 17 của Luật An toàn thông tin mạng hay khoản 3 Điều 38 của Bộ Luật Dân sự 2015.

Cũng tại hội thảo, đại diện một tiểu thương đang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đã cho rằng, các quy định pháp luật về thương mại điện tử cần nhanh chóng được hoàn thiện để cá nhân, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh lâu dài. Hơn nữa, cơ sở pháp luật đầy đủ sẽ tạo hành lang để kinh doanh an toàn, bởi hiện kinh doanh online không hề có cơ sở nào hướng dẫn thực hiện.