【nhận định trận man city đêm nay】“Chuột đã béo lắm rồi”
Với bài viết tình huống về phòng,ộtđbolắmrồnhận định trận man city đêm nay chống tham nhũng này, Đặng Thị Anh Thư, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã xuất sắc đạt giải nhì Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong năm 2016.
Em Thư đang cùng giáo viên thực hiện đề tài “Văn hóa giao thông”.
Theo chia sẻ của Thư, em mong muốn học sinh được giáo dục lối sống minh bạch, ngay thẳng từ bài viết của mình.
Ấn tượng từ tên bài viết
Gặp em vào một buổi chiều, khi em đang cùng các bạn ôn tập chuẩn bị cho cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh sắp tới. Chúng tôi cứ ngỡ để có thể thực hiện và đưa ra những ý tưởng táo bạo về đề tài phòng, chống tham nhũng thì chắc hẳn đây sẽ là một học sinh khá cá tính, nhưng trái lại em Thư gây ấn tượng mạnh với chúng tôi bởi nụ cười rất duyên và hiền. Dừng lại ít phút, Anh Thư chia sẻ: “Em xem trên báo chí thấy hậu quả mà các vụ án tham nhũng gây ra rất lớn. Điển hình là năm 2016 này có nhiều vụ án nghìn tỉ đồng. Tham nhũng không chỉ bòn rút, thất thoát về mặt tài sản, vật chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của chính những nạn nhân và người tham nhũng. Từ đó, em hình thành nên ý tưởng và bắt tay vào thực hiện”. Chia sẻ với chúng tôi, Anh Thư cho biết, em chỉ mất có 4 ngày để viết hoàn chỉnh nội dung bài viết, chỉnh sửa lỗi câu, thiết kế lựa chọn hình ảnh minh chứng mất khoảng 1 tuần nữa. Tuy nhiên, khó khăn nhất không phải là phần nội dung, mà chính là việc lựa chọn tên cho tình huống bài viết. “Chuột đã béo lắm rồi” chính là gợi ý từ cô giáo hướng dẫn của Anh Thư. Có lẽ chính tên gọi rất sát và đúng với thực trạng hiện nay nên đã gây ấn tượng với ban giám khảo cuộc thi. Bài viết đạt giải khuyến khích cấp tỉnh và đạt giải nhì cấp quốc gia.
Cô Huỳnh Thị Diễm Hương, giáo viên dạy ngữ văn, người hướng dẫn em thực hiện bài viết, cho biết: “Tham nhũng cũng như hành động của một con chuột hàng ngày, hàng giờ bòn rút của chung để nuôi béo bản thân. Chẳng thấy làm lạ khi nhiều người ví những người tham nhũng là những “con chuột”. Tôi thấy điểm được ở tình huống này là khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề của em Thư khá tốt. Tôi thấy rất mừng vì công sức của cô, trò đã được đền bù xứng đáng. Em có những giải pháp khá hay để bản thân mỗi người mà cụ thể là học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội”.
Gửi gắm thông điệp ý nghĩa
Từ bài viết phòng, chống tham nhũng của mình, em Thư muốn gửi gắm thông điệp “Kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng một xã hội công bằng, liêm chính để tỉnh có thể sánh vai với các tỉnh bạn trong khu vực”. Trong bài viết của mình Thư vận dụng khá tốt kiến thức từ các môn học khác như: ngữ văn, sử dụng các câu chuyện dân gian, ca dao, dân ca, tục ngữ… để lên án tình trạng tham nhũng trong xã hội xưa và nay. Bên cạnh đó, em còn vận dụng môn lịch sử với những ghi nhận về những vị trung thần, ngay thẳng, nói không với tham nhũng như Trần Thủ Độ, Nguyễn Trãi… môn giáo dục công dân, em sử dụng các phạm trù về đạo đức. Đặc biệt, môn sinh học với việc mượn một số đặc tính của các loại dịch bệnh để so sánh đặc sắc hơn sự nguy hiểm, lây lan tham nhũng như một dịch bệnh… Ngoài ra, việc sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu các vùng miền (biểu đồ hình tròn, hình cột…) để so sánh các tỉnh, thành trong cả nước. Em Phạm Nguyễn Anh Ngữ, học sinh lớp 11A1, thổ lộ: “Từ tình huống và cách xử lý khi tham nhũng đang xuất hiện ở tất cả mọi nơi, chúng em càng ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình”.
Yêu và thích các môn xã hội đến thế, nhưng mọi người sẽ càng bất ngờ hơn khi biết em lại là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi môn hóa học, toán. Vừa qua, em đạt giải khuyến khích cuộc thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 12 với môn hóa học. Thư chia sẻ: “Mỗi môn học cho em một kiến thức hay và bổ ích. Với em không môn học nào là phụ cả. Từ những kiến thức đã học sẽ là hành trang để em tự tin hơn và có những định hướng tốt hơn trong học tập”.
Hiện tại, em Thư đang cùng giáo viên chủ nhiệm của mình thực hiện đề tài “Văn hóa giao thông”, ráo riết thu thập tư liệu, hình ảnh, dẫn chứng minh họa để sẵn sàng cho cuộc thi kiến thức vận dụng kiến thức liên môn của năm 2017. Thư hy vọng mỗi giải pháp của mình sẽ là một cách làm hữu ích để xây dựng một xã hội tốt hơn.
Bài, ảnh: CAO OANH